THỜI GIAN LÀM VIỆC: 8H - 20H : Tất cả các ngày trong tuần, kể cả ngày nghỉ lễ
phong-kham-nam-hoc-ha-noi-52-nguyen-trai

Bị viêm đường tiết niệu uống thuốc gì

mang-xa-hoi

Viêm đường tiết niệu là thuật ngữ chỉ bệnh lý viêm nhiễm xảy ra trên đường tiết niệu do vi khuẩn. Bệnh viêm đường tiết niệu có ở cả nam và nữ. Sự viêm nhiễm này không đe dọa nghiêm trọng đến cuộc sống của người bệnh lúc đầu nhưng có thể nó sẽ gây đau rát và khó chịu. Bệnh để lâu không chữa trị có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sinh hoạt, sức khỏe sinh sản và gây nhiều bệnh lý nguy hiểm khác.

bi-viem-duong-tiet-nieu-uong-thuoc-gi

Viêm đường tiết niệu không chỉ gây khó chịu, phiền toái cho người bệnh mà còn có nguy cơ tái phát rất cao nếu không được điều trị đúng cách. Vì thế câu hỏi bị viêm đường tiết niệu uống thuốc gì luôn là thắc mắc thường trực của nhiều người bệnh.

>> Xem thêm : 

Để biết loại thuốc cần dùng cho từng trường hợp viêm đường tiết niệu, người bệnh cần được thăm khám chuyên khoa tìm nguyên nhân, đánh giá mức độ bệnh lý. Căn cứ trên kết quả khám, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp với từng trường hợp bệnh nhân.

Loại thuốc chủ yếu sử dụng với người bệnh viêm đường tiết niệu là thuốc kháng sinh. Các kháng sinh thường dùng là : Nitrofurantoin, cephalexin, amoxicillin, trimethoprim-sulfamethoxazole (biseptol, TM), doxycycline, ciprofloxacin hoặc ofloxacin…

  • Nếu nguyên nhân gây bệnh là do chlamydia trachomatis và mycoplasma hominis thì dùng thuốc doxycycline.
  • Nếu nguyên nhân là vi khuẩn E.coli hay cầu khuẩn thì sẽ được dùng nitrofurantoin.
  • Nếu nguyên nhân là từ nhiễm Pseudomonas aeruginosa thì nên dùng ciprofloxacin…

Các loại thuốc trên đây tuyệt đối không sử dụng khi chưa có kết quả xét nghiệm nước tiểu. Người bệnh không được tự ý dùng thuốc mà chưa có chỉ định của bác sĩ.

Về thời gian điều trị, trường hợp viêm nhẹ, chỉ cần uống thuốc theo đơn trong vòng 5 – 7 ngày là bệnh sẽ khỏi. Tuy nhiên, để phòng tái phát và ngừa viêm bể thận thời gian uống thuốc có thể kéo dài từ 10 -15 ngày.

Trường hợp người bệnh thường xuyên tái phát, việc uống thuốc có thể lên tới thời gian 6 tháng – 1 năm. Trong thời gian uống thuốc, người bệnh phải thường xuyên theo dõi bằng việc làm xét nghiệm nước tiểu tại cơ sở y tế. Bên cạnh đó, người bệnh cần uống đủ nước, có thể uống nước ép hoa quả để giúp hạn chế sự phát triển của vi khuẩn, không được nhịn đi tiểu và nên tránh quan hệ tình dục khi đang điều trị.

Ngoài việc điều trị bằng thuốc, người bệnh viêm đường tiết niệu có thể áp dụng một số biện pháp sau để giảm bớt các triệu chứng khó chịu :

  • Uống nhiều nước: nước giúp làm loãng nước tiểu và loại bỏ bớt vi khuẩn ra khỏi cơ thể.
  • Tránh các loại đồ uống gây kích thích bàng quang: không nên sử dụng cà phê, rượu, nước giải khát có chứa caffein và nước trái cây họ cam quýt cho đến khi tình trạng viêm đường tiết niệu đã được điều trị. Những loại thuốc này có thể gây kích thích bàng quang và khiến người bệnh muốn đi tiểu nhiều hơn.
  • Sử dụng một miếng chườm nóng trên bụng để giảm bớt áp lực ở bàng quang gây khó chịu.

Các thông tin về viêm đường tiết niệu uống thuốc gì trong bài chỉ mang tính chất tham khảo. Để được tư vấn chi tiết, xin vui lòng liên hệ theo số điện thoại 03.56.56.52.52

BÀI VIẾT KHÁC

viêm nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở trẻ

Dấu hiệu viêm nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở trẻ

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở trẻ...

benh-viem-duong-tiet-nieu-nu

Bệnh viêm đường tiết niệu nữ

Viêm đường tiết niệu là một trong...

viem-duong-tiet-nieu-nu-gioi

Viêm đường tiết niệu nữ giới

Bệnh phụ khoa luôn là nỗi ám ảnh của...

viem-duong-tiet-nieu-nu

Viêm đường tiết niệu nữ

Theo thống kê gần đây từ Bộ y tế cho...

viem-duong-tiet-nieu-o-nu

Viêm đường tiết niệu ở nữ

Viêm đường tiết niệu ở nữ là một...

viem-duong-tiet-nieu-o-phu-nu-mang-thai

Viêm đường tiết niệu ở phụ nữ mang thai

Phụ nữ mang thai rất dễ bị viêm...

Đặt hẹn khám bệnh
Quy trình khám bệnh Bài viết mới nhất Bài viết xem nhiều
hỗ trợ trực tuyến
hot line : 03.56.56.52.52
ĐẶT LỊCH HẸN ONLINE
share-mang-xa-hoi
close

Nhập số điện thoại của Bạn