THỜI GIAN LÀM VIỆC: 8H - 20H : Tất cả các ngày trong tuần, kể cả ngày nghỉ lễ
phong-kham-nam-hoc-ha-noi-52-nguyen-trai

Bụng to lên bất thường là biểu hiện của bệnh gì? Cách điều trị

mang-xa-hoi

Một số trường hợp thường gặp gây ra hiện tượng bụng to lên bất thường đơn giản là vì ăn quá nhiều mà dạ dày chưa kịp tiêu hóa khiến thức ăn bị ứ lại.

Tuy nhiên, cũng nhiều trường hợp phình to bụng trên là dấu hiệu của những bệnh lý có liên quan đến các nội tạng ở vị trí này. Cần phải làm kiểm tra, xét nghiệm, siêu âm để tìm ra chính xác căn nguyên của triệu chứng và có phương pháp điều trị kịp thời.

Nguyên nhân khiến bụng to lên bất thường

bung-duoi-to-bat-thuong

1. Dị ứng với sữa

Trong sữa có thành phần lactose khó dung nạp với hệ tiêu hoá của một số người, làm khí gas trong ruột tăng nhanh. Gluten có trong bột mì cũng tương tự. Ngoài ra còn rất nhiều người bị dị ứng với hải sản, trứng… gây chướng bụng nhưng lại không nhận ra.

Chúng mình có thể thử thay đổi thói quen ăn uống để phát hiện cơ thể mình có dị ứng với loại thực phẩm nào không nhé.

2.Uống bằng ống hút

Khi uống một ngụm nước bằng ống hút, thì một nửa “ngụm” ấy chính là không khí. Ống hút luôn có một khoảng trống rất dài, bạn càng chia làm nhiều ngụm nhỏ thì lượng khí vào bụng càng nhiều gây chướng bụng, ợ hơi, xì hơi nhiều hơn bình thường đấy nhé!

3.Ăn mặn

Có bao giờ bạn nhận thấy sau khi ăn một loại snack quá mặn thì bụng lại phình to ra? Đó là do cơ thể bạn đang cố cân bằng lượng nước, hồi phục bằng cách trữ nước nhiều hơn bình thường để ngăn tình trạng mất nước lại xảy ra. Nên khi bạn uống bù nước sau đó, nước sẽ ứ lại và gây chướng bụng.

4.Ăn nhiều đường, chất béo

Chất béo mất thời gian lâu để tiêu hoá hơn tinh bột hay chất đạm, nên bụng sẽ phình lâu hơn.

Fructose có mặt trong rất nhiều loại thức ăn chế biến sẵn, rất khó để tiêu hoá đối với đường ruột của một số người, đặc biệt là các chất tạo ngọt nhân tạo sorbitol.

5.Các loại đồ ăn gây đầy hơi

Hiện tượng đầy hơi hầu như mỗi người có thể gặp hàng ngày nhưng chúng ta không cảm nhận được. Thủ phạm của hiện tượng này là các thực phẩm giàu carbonhydrat như các loại đỗ, bông cải xanh, bắp cải, mận, táo. Chúng khiến thức ăn trong ruột tiêu hoá chậm và giải phóng khí lưu huỳnh khiến bụng chúng mình rất ấm ách, khó chịu.

6. Ăn quá nhanh

Khi ăn quá nhanh chúng ta thường có xu hướng nuốt chửng và nuốt luôn rất nhiều không khí vì chưa trải qua quá trình nhai để nghiền nhỏ. Điều này dẫn tới việc tăng khí gas trong đường ruột và làm bụng phình to. Chuyên gia dinh dưỡng khuyên chúng ta nên ăn chậm, nhai kỹ để hạn chế hiện tượng này.

7.Thay đổi nội tiết tố

Phụ nữ tiền mãn kinh, trong giai đoạn đầu của thai kỳ và nhất là trong chu kỳ “đèn đỏ” thường gặp tình trạng chướng bụng kéo dài. Thay đổi hormone làm chậm nhu động ruột khiến thức ăn di chuyển chậm trong đường tiêu hoá sẽ dẫn đến đầy hơi và táo bón.

8. Bệnh về gan, thận

Những người bị bệnh về gan, thận cũng thường xuyên chịu đựng triệu chứng bụng phình to bất thường. Nếu bạn có các dấu hiệu gồm vàng da, trắng mắt, đau bụng thì nên đi khám bác sĩ ngay nhé.

9. Ung thư buồng trứng

Thường thì triệu chứng của ung thư này khá mơ hồ, nhưng nếu bạn gặp các triệu chứng đầy hơi dai dẳng và các vấn đề tiết niệu, các bạn nên tới các cơ sở y tế để chẩn đoán bệnh kịp thời nhé!

Khi tình trạng chướng bụng diễn ra thường xuyên, các bạn hãy kiểm tra lại các thói quen của mình, thay đổi để chứng chướng bụng khỏi hẳn. Nếu chướng bụng không giảm, các bạn nên đi kiểm tra sức khỏe ngay nhé!

10. Bệnh Celiac

Bệnh Celiac là căn bệnh mà đường ruột non bị dị ứng với gluten (một dạng protein) và không cho phép chất này dung nạp vào trong cơ thể. Gluten có nhiều các loại bột ngũ cốc như yến mạch, lúa mì, lúa mạch.

Những triệu chứng thường thấy của bệnh Celiac có thể là tiêu chảy đi phân có màu xám dạng lỏng và có mùi hôi, sụt cân và chậm phát triển (ở trẻ em), thường xuyên đầy hơi, bụng trên phình to hoặc đau bụng,…

11. Bệnh loét dạ dày

Bệnh loét dạ dày là xuất hiện một vết loét hở nằm trên lớp niêm mạc dạ dày do vi khuẩn Helicobacter pylori (hay tên ngắn gọn là vi khuẩn Hp) gây ra.

Đau và phình to bụng trên kèm theo nôn mửa, ợ chua có thể biểu hiện của loét dạ dày

Khi mắc căn bệnh này, nhu động dạ dày không hoạt động bình thường khiến quá trình tiêu hóa thức ăn bị trì trệ, làm tăng tích tụ khí thừa. Điều này khiến người mắc bệnh bị ợ hơi, buồn nôn, đầy hơi, đau ấm ách bụng làm cho bụng trên to bất thường.

12. Bệnh viêm tụy

Tuyến tụy là một bộ phận quan trọng của cơ thể. Nó vừa tiết ra các hormone giúp điều tiết lượng đường huyết, vừa tiết ra các enzim tiêu hóa các loại thức ăn chứa protein và tinh bột.

Bệnh bắt đầu những cơn đau từ bụng trên, rồi lan ra sau lưng. Cơn đau bụng có thể dữ dội hơn khi ăn và đặc biệt sau khi tiêu thụ các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo. Ngoài ra, bệnh cũng khiến bụng trên sưng và phình to, buồn nôn, sốt và làm tăng nhịp tim.

13. Đau vùng thượng vị

Bụng trên to bất thường có khả năng lớn là vùng thượng vị đang gặp phải tổn thương. Vùng thượng vị bị đau có thể cảnh báo cho các bệnh như đau dạ dày, viêm đại tràng, bệnh gan,… Nếu căn nguyên là bệnh đau dạ dày thì có thể kèm theo các triệu chứng khác như chán ăn, đầy bụng, ăn không tiêu, buồn nôn, nôn ra tia máu hoặc đi đại tiện ra phân đen.

14. Bệnh viêm bàng quang

Bệnh viêm bàng quang có triệu chứng bụng dưới to bất thường và cứng, kèm theo đi tiểu nhiều, đau buốt, nước tiểu màu đục. Nghiêm trọng hơn có thể đi tiểu ra máu kèm theo một số bệnh sau:

  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu: bụng dưới đau cùng với nước tiểu có mùi hôi, màu đục, tiểu buốt tiểu rắt.
  • Sỏi tiết niệu: sỏi hình thành âm thầm và chỉ được phát hiện khi có những cơn đau quặn lại, đau dữ dội vùng thắt lưng, lan sang vùng hạ, cơ quan sinh dục và vùng bẹn, dấu hiệu kèm theo tiểu buốt rắt.
  • Sỏi thận: dấu hiệu nhận biết là các cơn đau quặn vùng bụng dưới. Chỉ cần thay đổi  tư thế hoặc cử động là các cơn đau sẽ xuất hiện tại vùng eo, kèm theo loạn tiểu, khó chịu, buồn nôn, khó chịu, ra mồ hôi và cứng bụng.

15. Chứng rối loạn tiêu hóa

Bệnh có biểu hiện bụng dưới to và cứng kèm theo cơn đau âm ỉ hoặc xuất hiện thành từng cơn. Ngoài đau bụng còn các triệu chứng đi kèm như trướng bụng, đầy hơi, phân bị lỏng hoặc táo, khó tiêu. Những người bị táo bón còn đau quặn vùng bụng dưới vì phần còn đọng lại ở trực tràng

16. Hiện tượng rụng trứng

Dấu hiệu khi đến kỳ trứng rụng ở phụ nữ sẽ xuất hiện các cơn đau nhói. Nguyên nhân do trứng rụng cùng với máu và chất dịch kích ứng niêm mạc của bụng gây ra hiện tượng bụng dưới to ra và bị đau.

Như vậy chị em cần hết sức lưu ý đến triệu chứng bụng dưới to và cứng vì đây là biểu hiện của nhiều bệnh lý nguy hiểm trong đó các bệnh phụ khoa. Khi có những dấu hiệu bất thường cần đi thăm khám để điều trị kịp thời tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân.

Cần đi khám ở cơ sở y tế nào nếu bụng dưới to bất thường?

Nếu có dấu hiệu bụng dưới to bất thường, cách tốt nhất bạn nên tìm đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời. Ở Hà Nội, có một cơ sở y tế được rất nhiều người dân thủ đô và các tỉnh thành lân cận rất tín nhiệm, đó là Phòng Khám nam học Hà Nội.

Phòng khám nam học Hà Nội với đội ngũ bác sĩ là những giáo sư, tiến sĩ hàng đầu tại Việt Nam, cơ sở vật chất khang trang. Không những vậy, phòng khám còn hỗ trợ tài chính cho các bệnh nhân ở tỉnh thành xa đến điều trị.

BÀI VIẾT KHÁC

gắn bi dương vật

Gắn bi cậu nhỏ là gì? Tác dụng và chi phí thực hiện

Đối với nam giới, dương vật to khỏe...

xuất tinh ngoài có thai không

Xuất tinh bên ngoài có thai được không?

Xuất tinh ngoài có thai không? hay xuất...

cách nhận biết con gái còn trinh

Cách nhận biết con gái còn trinh

Có rất nhiều người thắc mắc về...

mất cảm giác khi quan hệ ở nữ

Hiện tượng mất cảm giác khi quan hệ ở nữ giới test

Quan hệ không có cảm giác ở nữ giới...

cách tăng kích thước dương vật

Cách tăng kích thước dương vật tét

Dương vật là một trong những bộ phận...

Đặt hẹn khám bệnh
Quy trình khám bệnh Bài viết mới nhất Bài viết xem nhiều
hỗ trợ trực tuyến
hot line : 03.56.56.52.52
ĐẶT LỊCH HẸN ONLINE
share-mang-xa-hoi
close

Nhập số điện thoại của Bạn