THỜI GIAN LÀM VIỆC: 8H - 20H : Tất cả các ngày trong tuần, kể cả ngày nghỉ lễ
phong-kham-nam-hoc-ha-noi-52-nguyen-trai

Sau khi quan hệ kinh nguyệt ra ít

mang-xa-hoi

Thưa bác sỹ! Cháu là nữ, năm nay 21 tuổi. Trước đó, kinh nguyệt của cháu khá ổn định, tuy nhiên từ sau lần quan hệ gần nhất cách đây 2 tháng, cháu thấy kinh nguyệt ra ít, thậm chí là hết hẳn. Xin hỏi bác sỹ sau quan hệ kinh nguyệt ra ít là do làm sao? Có phải cháu đang mắc bệnh gì không ạ? Mong bác sỹ hồi âm sớm. (Nguyễn Thu T, Nam Định)

Trả lời của các bác sỹ về trường hợp của bạn T

Chào bạn T, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Hà Nội. T thân mến, chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ thường kéo dài từ 21 – 35 ngày với khoảng 3 – 5 ngày hành kinh. Vào mỗi lần hành kinh, lượng máu mất đi trung bình từ 50 – 100 ml.

Sau quan hệ kinh nguyệt ra ít liệu có phải mang thai ?

Trong trường hợp của bạn, sau quan hệ kinh nguyệt ra ít hơn bình thường có thể xuất phát từ 2 nguyên nhân :

sau-khi-quan-he-kinh-nguyet-ra-it-lieu-co-phai-mang-thai

  • Bạn đang mang thai : Nếu hai bạn quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp tránh thai nào mà sau quan hệ kinh nguyệt ra ít báo thai, thường xuất hiện trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Bạn nên đến các tiệm thuốc mua que thử thai về thử.
  • Bạn bị rối loạn kinh nguyệt : Máu ra ít có thể là biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt. Trong trường hợp của bạn, các bác sỹ gọi đó là kinh nguyệt ra ít, được định nghĩa khi lượng máu kinh ra ít hơn 20 ml và ngày có kinh dưới 3 ngày. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng kinh nguyệt ra ít, điển hình là do bệnh lý tại tử cung và buồng trứng.

Nếu que thử thai hiển thị kết quả bạn không mang thai, bạn nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám, điều trị ít kinh sớm, bởi nó có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe và đời sống. Việc thăm khám sớm cũng giúp phát hiện những bệnh lý khác có liên quan đến triệu chứng kinh nguyệt ra ít như hội chứng buồng trứng đa nang, u xơ cổ tử cung, ung thư buồng trứng, ung thư cổ tử cung…

Phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi tự hào là cơ sở y tế chất lượng cao, được tín nhiệm bởi đội ngũ y bác sỹ giàu chuyên môn. Với trang thiết bị y tế hiện đại, liệu pháp chữa trị phù hợp, chi phí điều trị được niêm yết theo quy định Bộ Y Tế, bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi đến khám và điều trị tại chỗ chúng tôi.

>>Xem thêm : Rối loạn kinh nguyệt

Một số câu hỏi thường gặp

1.Hành kinh lại sau sinh

Vào khoảng ngày thứ 12 – 18 (2 – 3 tuần) sau sinh người phụ nữ có thể thấy ra chút huyết đỏ tươi từ âm đạo trong vòng 1 – 2 ngày. Đó là kinh non, được coi như một hiện tượng sinh lý bình thường do niêm mạc tử cung được phục hồi sớm.

Rất khó để dự báo được khi nào chu kỳ kinh nguyệt sẽ trở lại bình thường vì nó còn phụ thuộc vào việc người mẹ có cho con bú hay không. Khi cho con bú, người mẹ thường sẽ không có kinh nguyệt trong thời gian 8 tháng và nhờ vậy có thể thực hiện được kế hoạch sau sinh. Thời gian để có kinh trở lại có thể lâu hơn, đến khi người mẹ cai sữa cho con hoặc khi người mẹ cho con bú ít hơn.

Nếu không cho con bú, người mẹ thường sẽ có kinh lại sau khoảng 3 tháng (8 – 16 tuần sau sinh). Tuy nhiên, người mẹ không cho con bú cũng có thể có kinh lại sớm hơn, vào khoảng 4 – 6 tuần sau sinh. Kỳ kinh đầu tiên sau khi sinh thường dài hơn và ra máu nhiều hơn bình thường.

Một số người quan niệm rằng khi hành kinh, sữa có mùi trẻ bú sẽ bị bệnh và khiến trẻ từ chối bú. Thật ra, thành phần sữa không thay đổi vì vậy hãy giữ vệ sinh sạch sẽ và tiếp tục cho con bú an toàn.

2.Sinh hoạt tình dục sau sinh

Sau khi sinh con, bề mặt tổn thương trong tử cung vẫn chưa lành, sự cân bằng về chất kiềm, chất acid trong âm đạo vẫn chưa hồi phục lại, nhất là khi sản dịch vẫn còn chưa ra sạch, nên vi trùng dễ xâm nhập vào và sinh sôi phát triển. Nếu sinh hoạt tình dục quá sớm sau khi sinh sẽ là nhân tố đưa vi trùng vào trong âm đạo, gây viêm nhiễm cho âm đạo và tử cung.

Hơn nữa, việc giao hợp có thể làm cho người phụ nữ hưng phấn, kích thích các tạng khí trong khoang chậu vẫn chưa hồi phục hoàn toàn bị xung huyết khiến sức đề kháng bệnh tật bị kém đi, dễ bị viêm khoang chậu. Vì vậy, khi chưa hết sản dịch, không nên sinh hoạt tình dục.

Quan hệ tình dục sớm hay muộn tuỳ sự hồi phục của mỗi người. Để tử cung trở lại bình thường phải mất khoảng 6 đến 8 tuần do đó sau khi sạch sản dịch cũng nên tránh quan hệ tình dục trong thời gian này.

Cho đến khi được khoảng 2 tháng, bề mặt tổn thương ở tử cung đã lành, tử cung hoàn toàn hồi phục trở lại như cũ thì có thể sinh hoạt tình dục. Đối với những phụ nữ bị rách tầng sinh môn hoặc tổn thương âm đạo, việc sinh hoạt tình dục nên chậm lại một chút như vậy có lợi cho việc lành vết rách, đề phòng vi trùng xâm nhập vào. Tuy nhiên, có quan niệm rằng chỉ cần kiêng quan hệ tình dục 2 đến 3 tuần sau khi sinh nếu như không còn ra sản dịch và không bị cắt tầng sinh môn. Nhưng cũng có người tới 6 tuần vẫn cảm thấy chưa dễ chịu khi quan hệ tình dục.

Cần phải chú ý rằng khi bắt đầu quan hệ tình dục phải chú ý tránh thai vì một số phụ nữ tuy không hành kinh trong thời kỳ cho con bú nhưng vẫn có thai.

Tình trạng hormon trở về bình thường sau khi người phụ nữ có kinh trở lại. Hơn nữa, do phải chăm sóc con ngày đêm cho nên người phụ nữ thường cảm thấy mệt mỏi và cũng ít quan tâm đến quan hệ tình dục. Khi quan hệ tình dục lại sau sinh, có thể không thoải mái trong lần đầu, chủ yếu do lo ngại các tổn thương chưa lành nhưng cũng còn do các lý do khác như: cảm giác khác so với khi chưa sinh do cơ quan sinh dục chưa hoàn toàn trở về bình thường (vú căng rắn và chảy sữa ngay cả khi đang quan hệ tình dục) và người chồng cũng có thể dè dặt hơn, ngại ngần không nói ra do đã chứng kiến cảnh vợ sinh, thấy những đau đớn mà vợ vừa trãi qua nhưng tất cả chỉ là tạm thời. Để lấy lại cảm xúc sau sinh cần tạo ra những khoảnh khắc riêng tư bên nhau, hoàn toàn không bị phân tán, kể cả con trẻ mới sinh, có thể tập thêm các bài tập để tăng trương lực các nhóm cơ đáy chậu giúp cơ quan sinh dục sớm trở lại bình thường.

Nên sinh hoạt tình dục khi thấy khỏe. Người phụ nữ có thể cảm thấy đau và rát khi giao hợp do đó nên kiểm tra hậu sản trước. Nên quan hệ chậm chậm, thư giãn hết sức và có thể dùng thêm chất bôi trơn vì âm đạo của người phụ nữ sau sinh có thể hơi khô hơn bình thường.

Sinh hoạt tình dục không ảnh hưởng đến sự tiết sữa.

3.Ngừa thai sau sinh

Khi chu kỳ kinh nguyệt đã trở lại sau sinh thì người phụ nữ có thể có thai nếu không sử dụng các biện pháp tránh thai. Tuy nhiên, từ tháng thứ 6 đến tháng thứ 8 sau sinh, mặc dù không thấy kinh nhưng trứng vẫn có thể rụng và rất dễ bị vỡ kế hoạch, nếu quan hệ tình dục mà không dùng biện pháp tránh thai.

Đối với một số phụ nữ, cho con bú là một biện pháp tránh thai hiệu quả. Nếu muốn áp dụng biện pháp này, ngay cả khi người phụ nữ không thấy hành kinh nhiều tháng sau sinh cũng nên lưu ý là con càng bú mẹ thường xuyên (nhiều lần) thì sự bắt đầu trở lại chu kỳ kinh nguyệt của người mẹ sẽ chậm. Các chuyên gia tin tưởng rằng chính quá trình cho con bú đã kìm hãm các hormon kích thích quá trình rụng trứng.

Tuy nhiên, bú mẹ sẽ chỉ là một biện pháp tránh thai hiệu quả nếu hội tụ các điều kiện chứ không phải đơn giản như các biện pháp tránh thai thông thường khác. Các nhà khoa học đã xác định phương pháp LAM hiệu quả tránh thai bằng cách này đạt tới 98 – 99% nếu :

Người mẹ cho con bú theo nhu cầu, cả ngày lẫn đêm, không dùng thêm bất kỳ thức ăn bổ sung nào. Như vậy tối thiểu phải là 10 cữ bú ngắn hay 6 cữ bú dài trong 24 giờ và không được gián đoạn nhiều hơn 6 giờ và không được cho trẻ dùng núm vú giả.

Nếu có sự thay đổi nào đó, như cho con trẻ tập ăn các thức ăn mới và người mẹ vẫn chưa có kinh lại sau sinh thì biện pháp tránh thai có thể tiếp tục đem lại hiệu quả nếu người mẹ biết cách theo dõi thời điểm rụng trứng và tránh giao hợp vào những ngày có nhiều khả năng thụ tinh (ít nhất là ba ngày trước và hai ngày sau khi rụng trứng) như dùng phương pháp đo thân nhiệt hàng ngày (nhiệt độ cơ thể đột ngột hạ thấp rồi tăng nhanh trên 370C vào ngày rụng trứng; sau ngày rụng trứng thân nhiệt luôn giữ ở mức trên 370C cho đến khi thấy kinh) hay theo dõi chất nhầy cổ tử cung (chất nhầy cổ tử cung ra nhiều, trong, dai hơn mọi ngày vào ngày rụng trứng; sau khi rụng trứng 3 ngày chất nhầy cổ tử cung trở nên đặc, bở).

Nguy cơ thất bại khi dùng LAM cùng với các phương pháp trên là dưới 2%, thậm chí ngay cả khi trẻ đã trên 6 tháng tuổi.

Nếu người phụ nữ không muốn mang thai trong giai đoạn cho con bú, hãy bắt đầu dùng một phương pháp tránh thai nào đó ngay khi bắt đầu sinh hoạt đời sống vợ chồng trở lại.

Từ 2 đến 4 tuần sau khi sinh, người phụ nữ nên sử dụng bao cao su hoặc thuốc diệt tinh trùng khi quan hệ, cũng có thể tránh thai bằng thuốc dạng que cấy dưới da.

Tốt nhất là người phụ nữ nên áp dụng các biện pháp phòng ngừa truyền thống như dùng bao cao su để tránh thụ thai ngoài ý muốn. Hãy cẩn thận với màng chắn thai nếu người phụ nữ đó đang giảm cân.

Dùng bao cao su, màng ngăn tinh trùng, thuốc diệt tinh trùng thích hợp để ngừa thai sau sinh nếu có sự đồng ý của cả hai vợ chồng. Bao cao su còn giúp ngăn ngừa khả năng lây nhiễm HIV.

Người mẹ có thể dùng thuốc tránh thai dùng phụ nữ cho con bú hoặc dùng thuốc tránh thai thường dùng nếu không cho con bú. Tuy nhiên, không nên dùng ngay sau khi sinh vì sẽ dễ gây ra đông máu và viêm tĩnh mạch. Tốt nhất là nên chờ cho đến khi có kinh trở lại, bắt đầu vỉ thuốc trong ngày thấy kinh đầu tiên.

Thuốc ngừa thai uống nên tránh loại có Estrogen vì làm giảm tiết sữa. Progestagen pills không làm giảm tiết sữa, nên dùng. Thuốc ngừa thai dạng tiêm như Depoprovera dùng được và có thể làm tăng tiết sữa.

Tuy nhiên, tốt nhất là nên trao đổi với bác sĩ trước khi dùng thuốc tránh thai vì sự sử dụng của quá nhiều hormone nữ vào sữa mẹ có thể ảnh hưởng tới trẻ, đặc biệt là con trai.

Đặt vòng rất thích hợp để ngừa thai sau sinh. Người phụ nữ muốn đặt vòng tránh thai thì nên đợi từ 6 đến 8 tuần sau khi sinh. Nếu đặt vòng ngay sau sinh hoặc trong vòng 6 tuần sau sinh rất dễ bị tuột vòng nên cần kiểm tra thường xuyên.

Tránh ngày phóng noãn để ngừa thai sau sinh có thể không chính xác, đặc biệt là trước khi có kinh trở lại.

4.Có thai lại sau sinh

Thời gian này việc thụ thai không phải là dễ dàng như bình thường nhưng quá trình cho con bú không phải là giai đoạn an toàn tuyệt đối. Mặc dù không hành kinh trong nhiều tháng sau sinh nhưng buồng trứng vẫn có thể giải phóng một trứng hoàn chỉnh bất kỳ lúc nào trước khi người phụ nữ thực sự bắt đầu bước vào chu kỳ kinh nguyệt.

  • Với khả năng rụng trứng trước khi chính thức hành kinh, khả năng mang thai trong thời kỳ cho con bú là 10%.
  • Nếu người mẹ không cho con bú thì có thể bắt đầu rụng trứng trong khoảng 6 – 14 tuần sau sinh.
  • Có thai trở lại làm giảm tiết sữa, tăng lượng muối trong sữa, sữa trở lại thành sữa non.
  • Người phụ nữ có thể tiếp tục cho con bú không có hại hay dứt sữa từ từ.
  • Cần ăn uống đủ chất vì lúc này người mẹ nuôi đến 3 người.
  • Nếu sau mổ lấy thai thì chỉ nên có thai lại sau ít nhất là 2 năm.
  • Nên sinh con cách nhau 3 đến 5 năm để người mẹ có thể phục hồi sức khỏe hoàn toàn sau sinh và

BÀI VIẾT KHÁC

Chậm kinh 10 ngày ra máu nâu

Nguyên nhân dẫn tới hiện tượng chậm kinh 10 ngày ra máu nâu

Câu hỏi: Chào các bác sỹ, cháu năm nay...

ly-khien-kinh-nguyet-ra-hon-binh-thuong

Lý do khiến kinh nguyệt ra ít hơn bình thường

Kinh nguyệt được ví như tấm gương...

kinh-nguyet-ra-it-co-mau-den

Kinh nguyệt ra ít và có màu đen là nguyên nhân do đâu?

Kinh nguyệt của bạn ra ít và có màu...

phu-nu-kinh-nguyet-khong-deu

Kinh nguyệt ra nhiều có ảnh hưởng sức khỏe?

Bình thường, lượng máu kinh mất đi...

bo-sung-vitamin-c-de-co-kinh-som

12 cách làm kinh nguyệt đến sớm an toàn bạn nữ nên biết

Sử dụng những biện pháp giúp kinh...

Đặt hẹn khám bệnh
Quy trình khám bệnh Bài viết mới nhất Bài viết xem nhiều
hỗ trợ trực tuyến
hot line : 03.56.56.52.52
ĐẶT LỊCH HẸN ONLINE
share-mang-xa-hoi
close

Nhập số điện thoại của Bạn