THỜI GIAN LÀM VIỆC: 8H - 20H : Tất cả các ngày trong tuần, kể cả ngày nghỉ lễ
phong-kham-nam-hoc-ha-noi-52-nguyen-trai

Chuyên gia tư vấn thai 17 tuần nặng bao nhiêu là hợp lý?

mang-xa-hoi

Thai 17 tuần nặng bao nhiêu là điều mà các mẹ luôn quan tâm. Lúc này em bé đang ở tam cá nguyệt thứ 2, các cơ quan đã bắt đầu hoạt động và ngoại hình của bé dần hình thành. Ở giai đoạn này mẹ nên đi siêu âm giữa thai kỳ để đánh giá sự phát triển của bé và sức khỏe của mẹ.

Thai 17 tuần tuổi nặng bao nhiêu?

Thai nhi khi đến tuần thứ 17 (tương đương với tuần thứ 15 sau khi thụ tinh) đã xuất hiện móng chân và hình thành lớp mỡ dưới da. Lớp mỡ sẽ phát triển cho đến hết thai kỳ.

Bé bắt đầu lăn, xoay, lật và vật động nhiều hơn trong buồng ối. Tim thai đập khoảng 140 – 150 chu kỳ/phút theo sự điều khiển của não bộ. Tim có thể bơm khoảng 47 – 48 lít máu mỗi ngày.

Khi đã vượt qua gần nửa chặng đường của thai kỳ, cơ thể bạn và thai nhi đã có nhiều thay đổi. Bụng mẹ lớn hơn nhưng vẫn khá thon gọn. Bạn có thể lựa chọn những kiểu trang phụ để khéo léo che đi vòng 2 nếu chưa muốn tiết lộ mình mang thai.

Nhiều thai phụ lo lắng rằng con đang chậm phát triển vì bụng mẹ khá nhỏ, gần như chưa rõ nét bụng bầu. Tuy nhiên, để biết chính xác sự phát triển và cân nặng của bé, mẹ nên đi siêu âm và kiểm tra vì kích thước và giới tính của thai nhi không thể dựa vào hình dáng bụng mẹ mà biết được.

Tuần thứ 17, bạn đã có thể nghĩ đến việc chuẩn bị đồ sơ sinh và chỗ ngủ cho bé. Mẹ có thể bắt đầu lựa chọn quần áo và đồ dùng cần thiết cho bé. Theo kinh nghiệm của các bà, các mẹ thì bạn nên xin lại đồ của các bé ngoan, không quấy khóc, ăn tốt và hấp thụ tốt. Bạn có thể sử dụng hoặc để cùng đồ mới của con. Quan trọng nhất đó là nôi cũi sơ sinh, đây là chỗ ngủ khiến bé cảm thấy an toàn nhất và mẹ tiện để chem sóc.

Nếu bạn dự định sinh thêm bé nữa, thì nên chuẩn bị đồ dùng mới và tốt nhất ngay từ đầu để có thể tiếp tục sử dụng.

Thai 17 tuần nặng bao nhiêu

Thai 17 tuần nặng bao nhiêu? Bạn có thể tham khảo những chỉ số của thai nhi dưới đây:

Tuổi thai

(tuần + ngày)

Đường kính lưỡng đỉnh (mm) Chiều dài xương đùi (mm) Cân nặng (g)
Giới hạn TB Giới hạn TB Giới hạn TB
17 + 0 30 – 42 36 22 – 26 23 150 – 212 181
17 + 1 31 – 43 36 23 – 27 23 155 – 219 187
17 + 2 31 – 43 37 23 – 27 24 160 – 226 193
17 + 3 31 – 43 37 23 – 27 24 165 – 233 199
17 + 4 32 – 44 38 24 – 28 24 170 -0240 205
17 + 5 32 – 44 38 24 – 28 24 175 – 247 211
17 + 6 33 – 45 39 25 – 29 25 180 – 254 217

Thai nhi 17 tuần tuổi có thể nhỏ hoặc lớn hơn, mẹ không nên miễn cưỡng phải đạt đúng 100% các chỉ số trên. Em bé lớn hay nhỏ còn phụ thuộc vào dân tộc, vóc dáng của cha mẹ và chế độ dinh dưỡng.

Khi thai nhi quá nhỏ hoặc quá lớn khiến mẹ lo lắng, hãy đến gặp các sĩ chuyên khoa để được tư vấn và điều chỉnh chế độ ăn của mẹ.

Thai nhi 17 tuần tuổi có những thay đổi gì?

Bên cạnh thông tin về cân nặng của thai nhi 17 tuần, các mẹ cũng cần tham khảo về những thay đổi của bé ở thời điểm này. Lúc này, chiều dài đầu – mông của bé khoảng 13cm. Có thể nhìn thấy rõ mạch máu dưới lớp da trong suốt. Thai nhi bắt đầu hoạt động tích cực và có nhiều thay đổi như:

  • Tuyến mồ hôi, não, hệ thần kinh vị giác phát triển mạnh. Bé có thể nuốt dịch nước ối và thận bắt đầu làm việc. Bạn có thể nhìn thấy thận của bé khi đi siêu âm thai kỳ trong tuần này.
  • Cơ quan sinh dục hình thành, các bác sĩ có thể dự đoán giới tính thai nhi nhưng chưa hoàn toàn chính xác.
  • Xương sụn thay đổi dần thành xương cứng.
  • Dây rốn dày và khỏe mạnh hơn đáp ứng nhu cầu vận chuyển chất dinh dưỡng ngày càng cao của bé.
  • Thính giác hoạt động: bé có thể cảm nhận được âm thanh trong cơ thể mẹ và tiếng nói, tiếng nhạc từ bên ngoài. Lúc này các bố và mẹ đều nên bắt đầu trò chuyện và cho bé nghe nhạc thư giãn.
  • Vì lớp da còn mỏng và yếu nên sẽ có một lớp trắng mỏng, trơn bóng để bảo vệ tim phổi và nội tạng của bé khỏi những thay đổi của nhiệt độ môi trường. Trẻ sơ sinh sẽ mang theo chất dịch đặc biệt này cho đến sau khi sinh.
  • Những sợi tóc bắt đầu mọc trên đỉnh đầu và xuất hiện lớp lông tơ bao phủ khắm cơ thể. Những em bé sinh non thường có nhiều lông tơ ở lưng và cánh tay. Một số bé khi sinh ra chỉ có một chỏm tóc trên đầu và có xu hướng hói trong vài tháng.
  • Thai nhi ngủ nhiều và tích lũy năng lượng, cân nặng tăng rõ rệt. Bé có thể chuyển động xoay người hay máy đạp, ngay cả khi bạn đang ngủ.

>>> Xem thêm: Thai nhi bao nhiêu tuần thì biết trai hay gái?

Những thay đổi của mẹ khi mang thai tuần thử 17

Đối với các mẹ bầu, ngoài việc tìm hiểu xem thai 17 tuần nặng bao nhiêu, thì những thay đổi ở cơ thể thai phụ cũng rất quan trọng.

Về thể chất:

– Cơ thể mệt mỏi, thường xuyên thở dốc. Hệ tuần hoàn phải tích cực làm việc để bơm máu cho cơ thể và cho thai nhi. Thời điểm này bạn cần bổ sung nhiều thực phẩm chứa sắt và vitamin C như: thịt bò, rau xanh, trái cây tươi và ngũ cốc.

– Đau lưng, đau đầu và chóng mặt thường xuyên. Hãy tập thể dục nhẹ nhàng, đi bộ hoặc tập yoga để thử giãn.

– Nhiệt độ cơ thể tăng, bạn sẽ luôn thấy nóng và bị đổ nhiều mồ hôi hơn. Mẹ bầu nên lựa chọn các trang phục mỏng, rộng và tránh quần áo làm từ sợi vải tổng hợp. Bạn cũng có thể tắm nước ấm hoặc sử dụng quạt, điều hòa để làm mát cơ thể.

– Tử cung cao đến ngang rốn, vòng eo bắt đầu thay đổi kích thước. Mẹ bắt đầu có dấu hiệu rạn da. Tuy nhiên nhiều phụ nữ mang thang tháng thứ 4 vẫn khá thon gọn. Bạn cũng có thể sử dụng dầu dừa hoặc các loại kem trị rạn.

– Bệnh nhiễm trùng đường tiểu: do niệu đạo ngắn, nằm gần âm đạo và hậu môn nên rất dễ bị viêm nhiễm ngược. Để phòng tránh mắc các bệnh viêm nhiễm, bạn nên:

+ Vệ sinh các nhân, vệ sinh vùng kín hàng ngày, nhất là sau khi đi vệ sinh.

+ Rửa sạch và lau khô vùng kín theo hướng từ trước ra sau để tránh vi khuẩn di chuyển ngược lên hệ tiết niệu.

+ Uống nhiều nước và không nhịn tiểu, không đi tiểu vội vã.

– Chứng ợ nóng thai kỳ: do hormone tăng cao là chậm quá trình tiêu hóa, thức ăn lưu lại ở dạ dày lâu hơn, axit tiết ra chậm khiến bạn dễ mắc chứng ợ nóng. Khi cơ thắt thực quản dưới bị giãn, axit trào ngược lên thực quản khiến bạn có cảm giác nóng rát ở ngực. Mẹ bầu khi mắc chựng ợ nóng rất hay buồn nôn và khó chịu. Để ngăn ngừa chứng ợ nóng xuất hiện, bạn có thể:

+ Hạn chế thức ăn cay, các món nướng, café, rượu bia, đồ uống có ga, sô cô la.

+ Duy trì chế độ ăn hợp lý, sử dụng nhiều thực phẩm có tính mát như: hoa quả, rau xanh,…

+ Kê gối cao hơn khi đi ngủ.

+ Nếu chứng ợ nóng khiến bạn khó chịu, hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn các loại thuốc kháng axit.

Về tinh thần:

– Mẹ bầu có thói quen đặt tay lên bụng và chờ đợi những chuyển động nhẹ của bé. Không chỉ mẹ mà ai cũng đang mong chờ những cử động nhỏ để chắc chắn rằng bé đang phát triển khỏe mạnh.

– Mọi sự quan tâm đều tập trung vào thai nhi. Bạn cần nghỉ ngơi, thư giãn nhiều hơn và luôn giữ tâm trạng thoải mái.

– Thai phụ có tiền sử suy nhược thần kinh rất dễ bị suy nhược tinh thần và trầm cảm ở giai đoạn này vì những lo lắng cho sức khỏe của thai nhi và bản thân. Hãy chia sẻ nỗi lo với những người thân trong gia đình và bác sĩ.

thai nhi 17 tuần

Khi thai nhi 17 tuần tuổi mẹ cần thực hiện những xét nghiệm gì?

Ngoài việc kiểm tra thai 17 tuần nặng bao nhiêu thì thời điểm này, siêu âm thai kỳ để kiểm tra sự phát triển các bộ phận của thai nhi bao gồm: tim, não, phổi, cột sống, gan, thận và nội tạng. Giới tính của bé cũng có thể được xác định vì cơ quan sinh dục ngoài đang phát triển.

Vì vậy, khám sức khỏe và siêu âm định kỳ là điều mà mẹ bầu cần chú ý. Tùy vào nhu cầu của gia đình và yêu cầu của bác sĩ, bạn sẽ được thực hiện những xét nghiệm sau đây:

  • Mẹ bầu cần kiểm tra cân nặng, mức tăng cân của mẹ và bé, đo huyết áp.
  • Xét nghiệm tiểu đường và kiểm tra protein trong nước tiểu.
  • Thực hiện đo nhịp tim và các bộ phận khác của thai nhi.
  • Kiểm tra những thay đổi về kích thước tử cung và chiều cao tính từ đáy tử cung.
  • -Tĩnh mạch ở tay và chân để dự đoán tình trạng sưng giãn tĩnh mạch, xuống máu tay chân.
  • Chụp X – quang: bạn có thể chọn thực hiện hoặc không. Nếu lo lắng lượng bức xạ mà mẹ tiếp xúc có thể ảnh hưởng đến bé thì bạn có thể lựa chọn không chụp. Tuy nhiên, chụp X – quan trong thai kỳ tuần thứ 17 được kiểm chứng là an toàn, không gây ảnh hưởng đến mẹ và bé.

Lượng bức xạ trên 10 radian mới khiến bé mắc bệnh về mắt và não chậm phát triển, còn lượng bức xạ khi chụp chỉ dưới 5 radian.

Khi mang thai 17 tuần tuổi, mẹ bầu nên làm gì?

Vấn đề mẹ bầu hay gặp khi mang thai tuần 17 là triệu chứng chóng mặt. Triệu chứng này thường xảy ra khi đang làm việc, đột ngột đứng lên. Mẹ bầu không cần quá lo lắng về triệu chứng này mà có thể khắc phục bằng cách:

  • Nằm nghiêng về bên trái, đưa chân lên thật cao.
  • Nếu không thể nẵm, hãy ngồi cúi sát đầu vào giữa 2 gối.
  • Hít thở sâu, thả lỏng cơ thể, cởi bớt cúc hoặc quần áo khiến bạn cảm thấy chật chội, khó chịu.

Ngoài ra, nhiệt độ cơ thể tăng cao cũng rất phổ biến ở phụ nữ mang thai. Lúc này, bạn cần khiến cơ thể luôn cảm thấy mát mẻ, không đi bộ hoặc tập thể dục dưới trời nắng. Bạn có thể đăng ký lớp tập thể dục, yoga bầu hoặc tự tập tại nhà, ngưng tập khi cơ thể cảm thấy nóng bức và đổ mồ hôi nhiều.

Tập thể dục vừa giúp kiểm soát cân năng vừa làm giảm nguy cơ tiểu đường thai kỳ và thuận lợi hơn khi chuyển dạ và sinh con.

Thường xuyên trò chuyện với bé và cho bé nghe nhạc. Chú ý những chuyển động của bé, vì lúc này bé có thể cảm nhận được ánh sáng và phân biệt giọng nói.

Tham gia các lớp học tiền thai sản để chuẩn bị tâm lý sẵn sàng đón bé yêu chào đời.

Ở tuần tuổi này, các triệu chứng ốm nghén sẽ chấm dứt, cả mẹ và bé đều bắt đầu tăng cân. Mẹ nên chú ý chế độ dinh dưỡng và tập luyện để con phát triển khỏe mạnh.

Theo dõi cân nặng thai nhi giúp mẹ có thể điều chỉnh chế độ dinh dưỡng thích hợp với sự phát triển của bé. Thai 17 tuần nặng bao nhiêu là điều mà mẹ bầu cần lưu ý. Giữ bình tĩnh và đến gặp các bác sĩ chuyên khoa ngay khi thấy những bất thường thai nhi và cơ thể mẹ.

BÀI VIẾT KHÁC

gắn bi dương vật

Gắn bi cậu nhỏ là gì? Tác dụng và chi phí thực hiện

Đối với nam giới, dương vật to khỏe...

xuất tinh ngoài có thai không

Xuất tinh bên ngoài có thai được không?

Xuất tinh ngoài có thai không? hay xuất...

cách nhận biết con gái còn trinh

Cách nhận biết con gái còn trinh

Có rất nhiều người thắc mắc về...

mất cảm giác khi quan hệ ở nữ

Hiện tượng mất cảm giác khi quan hệ ở nữ giới test

Quan hệ không có cảm giác ở nữ giới...

cách tăng kích thước dương vật

Cách tăng kích thước dương vật tét

Dương vật là một trong những bộ phận...

Đặt hẹn khám bệnh
Quy trình khám bệnh Bài viết mới nhất Bài viết xem nhiều
hỗ trợ trực tuyến
hot line : 03.56.56.52.52
ĐẶT LỊCH HẸN ONLINE
share-mang-xa-hoi
close

Nhập số điện thoại của Bạn