THỜI GIAN LÀM VIỆC: 8H - 20H : Tất cả các ngày trong tuần, kể cả ngày nghỉ lễ
phong-kham-nam-hoc-ha-noi-52-nguyen-trai

Tiểu khó tiểu buốt

mang-xa-hoi

Tiểu buốt, tiểu rắt gọi chung là chứng tiểu khó. Đây là thuật ngữ y tế để chỉ trường hợp đau hoặc khó chịu khi đi tiểu. Xét riêng biệt, tiểu buốt được mô tả là một cảm giác nóng, rát, buốt khi đi tiểu. Trong khi tiểu rắt được nhắc đến bằng triệu chứng đi tiểu nhiều lần. Thường xuyên trên mức bình thường.

Một người bị tiểu buốt tiểu rắt là người có xuất hiện tập hợp các triệu chứng đi tiểu khó khăn bao gồm: đi tiểu nhiều lần trong ngày. Nhưng chỉ nhỏ giọt với lượng không nhiều và có cảm giác đau buốt, nóng rát mỗi lần đi tiểu. Đôi khi, tùy thuộc vào nguyên nhân. Bệnh nhân sẽ thấy xuất hiện thêm một số triệu chứng khác như có thay đổi trong màu, mùi nước tiểu. Thậm chí nước tiểu có kèm theo máu.

Nguyên nhân tiểu khó tiểu buốt

ve-sinh-vung-kin-khong-sach-se

Nguyên nhân sinh lý

  • Nóng trong : theo lý giải của các thầy thuốc động y nóng trong do các nguyên nhân như: uống quá ít nước, ăn ít các loại đồ ăn có chứa chất xơ, sử dụng chất các chất kích thích và các đồ ăn có tính cay nóng… khiến cơ thể của người bệnh luôn trong tình trạng nóng bức. Biểu hiện thường thấy là nước tiểu màu vàng, có mùi nồng, kèm theo nhiệt miệng, nổi nhọt và táo bón.
  • Vệ sinh vùng kín không sạch sẽ, đúng cách, nhất là trong những ngày nguyệt san là điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh tại vùng kín và hệ tiết niệu.
  • Tác dụng phụ của các loại thuốc tránh thai, thuốc kháng sinh, có thể làm thay đổi môi trường trong âm đạo, khiến vi khuẩn có hại phát triển và gây ra hiện tượng tiểu buốt.

>> Xem thêm : Viêm nhiễm phụ khoa

Nguyên nhân bệnh lý

Theo nghiên cứu của các chuyên gia, tiểu buốt là biểu hiện rất cụ thể của các bệnh nhân bị mắc các bệnh sau :

  • Viêm bàng quang : biểu hiện thường thấy của các bệnh nhân bị viêm bàng quang là tiểu buốt, tiết rắt, nước tiểu rất đục. Tác nhân chủ yếu gây viêm bàng quang là vi khuẩn E.coli. Bên cạnh đó, căng thẳng mệt mỏi kéo dài cũng là nguyên nhân làm cho kháng thể trong cơ thể của nữ giới suy giảm và gây ra viêm bàng quang.
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nữ giới xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhưng biểu hiện chung của các bệnh nhân bị nhiễm trùng đường tiết niệu là : thường xuyên muốn đi tiểu, cảm giác đau buốt trong mỗi lần đi tiểu và có thể kèm theo đau lưng hoặc đau bụng.
  • Nghiên cứu mới đây của các chuyên gia cho thấy : bên cạnh các nguyên nhân gây ra nhiễm trùng đường tiết niệu thường thấy, còn có nguyên nhân do chủng vi rút E.coli kháng kháng sinh rất khó điều trị. Chính vì vậy chúng tôi khuyên bạn, nếu đang bị nhiễm trùng đường tiết niệu nên tới ngay các cơ sở y tế để khám và chữa bệnh nhanh chóng.
  • Viêm âm đạo : các nguyên nhân gây viêm âm đạo thường thấy như: vệ sinh vùng kín không sạch sẽ, dị ứng với hóa chất… Các bệnh nhân sẽ thấy tiểu buốt kèm theo dịch âm đạo tiết ra có màu sắc lạ và có mùi hôi khó chịu.
  • Viêm thận, viêm bể thận: thận là cơ quan có chức năng quan trọng trong hệ bài tiết. Đặc biệt vai trò của thận được biết đến như một bộ lọc tự nhiên có vai trò tách máu và nước thải ra thành hai phần khác nhau, đưa nước thải xuống bàng quang để thải ra ngoài. Nếu thận hoặc đài bể thận bị viêm, các bệnh nhân sẽ thấy thường xuyên đi tiểu buốt, tiểu nhiều lần, nước tiểu đục, đau vùng thắt lưng…
  • Viêm nội mạc tử cung : nội mạc tử cung bị viêm nhiễm tác động trực tiếp đến âm đạo, cũng như tiết niệu của nữ giới khiến các bệnh nhân mắc phải tình trạng đi tiểu buốt.

Tác hại của tiểu khó tiểu buốt

tac-hai-tieu-kho-tieu-buot

  • Ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày: tiểu buốt khiến người bệnh bức bách, khó chịu, phiền toái thậm chí là “mất ăn mất ngủ” ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.
  • Nguy cơ mắc bệnh lý nguy hiểm : Tình trạng tiểu buốt có thể xuất phát từ nguyên nhân mắc bệnh lý về viêm đường tiết niệu, viêm bàng quang, viêm niệu đạo, bệnh viêm tuyến tiền liệt( nam giới), bệnh viêm âm đạo( nữ giới)… Ngoài ra có thể tiểu buốt nguyên nhân do mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục ( điển hình là bệnh lậu).
  • Gây bí tiểu cấp tính : Tiểu buốt lâu ngày có thể dẫn đến tình trạng bí tiểu; người bệnh có cảm giác tức bụng, muốn đi tiểu nhưng phải cố rặn mới đi được, lượng nước tiểu ít, cảm giác đau buốt.
  • Ảnh hưởng đến chất lượng đời sống tình dục : Tình trạng tiểu buốt diễn ra kéo dài khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, không còn hứng thú trong việc quan hệ tình dục.

Một số cách chữa tiểu khó tiểu buốt

cach-chua-tieu-kho-tieu-buot

  • Uống nhiều nước và thường xuyên uống nước râu ngô
  • Lấy bông mã đề, râu ngô, rễ cỏ tranh, xả, đậu đen rửa sạch, phơi khô rồi sắc lấy nước uống 1 ngày 3 lần.
  • Uống kim tiền thảo và kim ngân hoa
  • Rửa sạch, phơi khô các loại cây như rau má, râu ngô, cam thảo, mía dò, rễ cỏ tranh và bồ công anh rồi sắc lấy nước uống 2 – 3 lần/ngày.
  • Ăn nhiều bí đao, đặc biệt là uống nước cốt từ bí đao giã nhỏ
  • Lấy sắn dây thái lát mỏng, phơi khô rồi nghiền ra thành bột để uống 1 ngày 2 lần.

Phòng tránh tiểu khó tiểu buốt

  • Uống đủ lượng nước mà các chuyên gia sức khỏe đã khuyến cáo (từ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày).
  • Ăn nhiều hoa quả, đặc biệt là các loại hoa quả có nhiều nước.
  • Đi tiểu nếu như cảm thấy buồn tiểu và không nhịn tiểu quá lâu.
  • Vệ sinh cơ quan sinh dục thật sạch sẽ, tuyệt đối không mặc quần lót khi quần lót còn ẩm hoặc chưa lau khô cơ quan sinh dục.
  • Thường xuyên thay băng vệ sinh khi đến chu kỳ kinh nguyệt.
  • Hạn chế sử dụng dung dịch vệ sinh cũng như tránh phụt nước trực tiếp vào âm đạo.
  • Chọn các loại đồ lọt được làm từ sợi bông để vùng kín luôn khô thoáng và không bị ẩm ướt.
  • Thường xuyên tập thể dục để hệ miễn dịch ngày càng tốt hơn.

Hi vọng với những chia sẻ về vấn đề đi tiểu bị buốt ở phụ nữ trên đây sẽ giúp nữ giới có những kiến thức bổ ích về căn bệnh này. Nếu muốn khám và điều trị bệnh, mời liên hệ trực tiếp đến số 03.56.56.52.52 – 03.59.56.52.52 hay đến trực tiếp Phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi để được hướng dẫn trực tiếp.

BÀI VIẾT KHÁC

vi-sao-chi-em-bi-huyet-trang-bat-thuong

Vì sao chị em bị huyết trắng bất thường?

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay với...

huyet-trang-la-gi

Huyết trắng là gì?

Huyết trắng được coi là “thước...

chua-benh-phu-khoa-o-dau

Chữa bệnh phụ khoa ở đâu?

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay,...

cach-tri-viem-nhiem-phu-khoa-tai-nha

Cách trị viêm nhiễm phụ khoa tại nhà

Gần đây tổng đài tư vấn...

cach-chua-benh-viem-phu-khoa-tai-nha

Cách chữa bệnh viêm phụ khoa tại nhà

Ngày nay, tình trạng viêm phụ khoa ngày...

cac-benh-phu-khoa

Các bệnh phụ khoa

Bệnh phụ khoa là căn bệnh thường gặp...

Đặt hẹn khám bệnh
Quy trình khám bệnh Bài viết mới nhất Bài viết xem nhiều
hỗ trợ trực tuyến
hot line : 03.56.56.52.52
ĐẶT LỊCH HẸN ONLINE
share-mang-xa-hoi
close

Nhập số điện thoại của Bạn