THỜI GIAN LÀM VIỆC: 8H - 20H : Tất cả các ngày trong tuần, kể cả ngày nghỉ lễ
phong-kham-nam-hoc-ha-noi-52-nguyen-trai

Chữa hẹp bao quy đầu ở trẻ em

mang-xa-hoi

Hẹp bao quy đầu là hiện tượng bao quy đầu dương vật không thể kéo xuống được làm cho bao quy đầu không thể tách khỏi quy đầu. Đây là tình trạng khá khá phổ biến ở trẻ em và là vấn đề các bậc phụ huynh hoang mang không biết phải làm gì để khắc phục tình trạng này cho con.

Hẹp bao quy đầu ở trẻ em là gì?

chua-hep-bao-quy-dau-o-tre-em

Bao quy đầu bình thường là một bao da mỏng bọc trùm lên phía ngoài của quy đầu dương vật và có thể dễ dàng lộn ra để lộ toàn bộ quy đầu. Bao da này gồm có hai lớp: Lớp ngoài liền với da của thân dương vật, lớp trong là niêm mạc có nhiều dây thần kinh cảm giác rất nhạy cảm với kích thích tình dục. Bao quy đầu có tác dụng bảo vệ, tránh các thương tổn cho quy đầu và giữ khả năng nhạy cảm của quy đầu dương vật.

>> Xem thêm :

Hẹp bao quy đầu ở trẻ em là hiện tượng da bao quy đầu không thể/hoặc chỉ lộn ra được 1 phần quy đầu dương vật gây nên hẹp bao quy đầu hoàn toàn hay bán phần. Ở trẻ bị hẹp bao quy đầu, bao quy đầu hẹp chỉ đủ để tiểu tiện, mỗi lần tiểu tiện thường thấy bao quy đầu phồng to lên. Cần lưu ý rằng khi mới sinh, bao quy đầu còn chưa lộn hết, khi lớn lên từ 1 đến 2 tuổi, bao quy đầu mới dần dần lộn ra hết. Đây là hiện tượng bình thường, không cần điều trị.

Vậy, cách chữa hẹp bao quy đầu ở trẻ em như thế nào

  1. Hẹp bao quy đầu sinh lý

Hẹp bao quy đầu sinh lý là tình trạng bao quy đầu dính với quy đầu một cách tự nhiên để bảo vệ quy đầu và lỗ tiểu lúc trẻ mới sinh ra. Đa số bé trai mới sinh (96%) đều có hẹp bao quy đầu sinh lý. 1 tuổi giảm xuống còn 50% và đến 3 tuổi, tỷ lệ này giảm dần xuống còn 10%. Khi trẻ 14 tuổi, tỷ lệ này giảm xuống còn 1% và khi trẻ lớn sẽ tự khỏi.

  • Cách điều trị:

Sau 1 tuổi nếu bố mẹ vẫn thấy bao quy đầu của con hẹp thì chỉ cần bôi thuốc Betamethason ngày 1 lần. Việc bôi thuốc này thực hiện trong 4 tuần, tình trạng hẹp bao quy đầu của trẻ sẽ khỏi. Lưu ý, bố mẹ nên bôi sau khi tắm buổi chiều cho con để thuốc ngấm được nhiều nhất.

  1. Hẹp bao quy đầu bệnh lý

Khác với hẹp bao quy đầu sinh lý, hẹp bao quy đầu bệnh lý là hẹp thực sự vì có sẹo xơ, hình thành do viêm nhiễm hoặc do cố gắng quá mạnh để nong bao quy đầu trước đó.

Hẹp bao quy đầu bệnh lý nguyên nhân có thể do bẩm sinh, do lỗi của bố mẹ hay thầy thuốc.

  • Hẹp bao quy đầu bẩm sinh là sinh trẻ có bao quy đầu quá hẹp, da quy đầu quá dài.
  • Còn hẹp bao quy đầu do lỗi của bố mẹ hay thầy thuốc bắt nguồn từ sự hiểu biết chưa đúng của một số bác sĩ. Trong khi trẻ ở độ tuổi hẹp sinh lý, bố mẹ đã vội vã đưa con đến bác sĩ và các bác sĩ đã vội vã nong, tách bao quy đầu từ đó biến hẹp sinh lý thành hẹp bệnh lý.

Khi đó, trẻ sẽ khóc thét, máu me, tổn thương và để lại sẹo. Điều này càng làm trầm trọng hơn vì hẹp bệnh lý sẽ khó điều trị hơn, chỉ có cách duy nhất là mổ. Chính bởi vậy, bố mẹ nên cân nhắc, đừng quá vội vàng đi nong hoặc cắt bao quy đầu cho trẻ.

Vậy, khi nào cần đi bệnh viện?

Trẻ bị hẹp bao da quy đầu thường có những biểu hiện tiểu khó, phải rặn làm phồng bao quy đầu, tia tiểu bắn xa. Đặc biệt, trẻ nhỏ thường quấy khóc và đỏ mặt vì rặn mỗi khi đi tiểu do phần chít hẹp làm lỗ tiểu của bé nhỏ cản trở bài xuất nước tiểu. Điều này làm bao quy đầu của trẻ thường xuyên tấy đỏ và ngứa ngáy. Thậm chí khi tiểu ra, nước tiểu rất đục và hôi, khiến trẻ có thói quen hay sờ mó và nghịch “cậu nhỏ”.

Hẹp bao quy đầu ở trẻ nếu không được điều trị kịp thời sẽ tích tụ các chất bẩn trong nước tiểu và dịch nhầy của đường tiết niệu đọng ở nếp da quy đầu. Đây là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, gây viêm đường tiết niệu, có thể ảnh hưởng và gây nhiều biến chứng không tốt.

Lời khuyên của bác sĩ

  • Hẹp bao quy đầu nếu không có vấn đề gì sẽ tự khỏi bởi vậy bố mẹ chỉ cần đưa con đi khám khi quy đầu quá dài, quá hẹp, đái phồng, cặn bẩn, viêm nhiễm.
  • Bố mẹ không nên cho trẻ dưới 1 tuổi đi điều trị hẹp bao quy đầu.
  • Khi trẻ từ 1-3 tuổi, bố mẹ có thể bôi thuốc Betamethason và tham vấn bác sĩ. Còn đối với trẻ trên 3 tuổi, bố mẹ cần phải cho con đi khám ngay bởi lúc này nguy cơ trẻ bị hẹp bao quy đầu bệnh lý.

Do chưa hiểu biết đúng đắn cộng với những lời “mật ngọt” của các phòng khám ngoài hay những lời chỉ dẫn của bạn bè, nhiều ông bố bà mẹ vội vàng đưa con nhỏ, thậm chí chỉ mới vài tháng tuổi, đi nong bao quy đầu. Sau khi nong, nhiều bé đau đớn, khóc thét mỗi lần đi tiểu dẫn đến tiền mất tật mạng.

Thấu hiểu nỗi lo đó, các bác sỹ chuyên khoa tại Phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi ở địa chỉ số 52 Nguyễn Trãi – p. Thượng Đình – q. Thanh Xuân – Hà Nội luôn có phương pháp thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị riêng, an toàn với từng người bệnh. Chúng tôi có đội ngũ y bác sỹ đầu ngành được đào tạo chuyên môn bài bản, nhiều năm kinh nghiệm và công tác tại các bệnh viện lớn trên toàn quốc chắc chắn sẽ đem đến những lời khuyên tốt nhất cho bạn. Hơn nữa, thái độ phục vụ tận tình chu đáo, mọi hồ sơ bệnh nhân được bảo mật tuyệt đối cũng là điểm cộng của chúng tôi.

Mọi chi tiết xin liên hệ: 024.33.99.52.52 – 016.56.56. 52.52 để nhận tư vấn và đặt lịch thăm khám online. Phòng khám làm việc từ 7h30 đến 20h hàng ngày, không nghỉ lễ, không nghỉ chủ nhật.

BÀI VIẾT KHÁC

hep-bao-quy-dau-o-be-trai

Hẹp bao quy đầu ở bé trai

Hẹp bao quy đầu là bệnh thường gặp...

tre-bi-hep-bao-quy-dau-phai-lam-sao

Trẻ bị hẹp bao quy đầu phải làm sao?

Hỏi: Chào các bác sỹ, con trai tôi năm...

dau-hieu-hep-bao-quy-dau-o-tre-sinh

Dấu hiệu hẹp bao quy đầu ở trẻ sơ sinh

Hẹp bao quy đầu là một nỗi lo thường...

thuoc-boi-hep-bao-quy-dau-o-tre-em

Thuốc bôi hẹp bao quy đầu ở trẻ em?

Hỏi: Xin chào các bác sỹ, con trai tôi...

dau-hieu-hep-bao-quy-dau-o-tre-nho

Dấu hiệu hẹp bao quy đầu ở trẻ nhỏ

Ở trẻ nhỏ, bệnh hẹp bao quy đầu có...

benh-hep-bao-quy-dau-o-tre-em

Bệnh hẹp bao quy đầu ở trẻ em

Hẹp bao quy đầu khá phổ biến ở trẻ...

Đặt hẹn khám bệnh
Quy trình khám bệnh Bài viết mới nhất Bài viết xem nhiều
hỗ trợ trực tuyến
hot line : 03.56.56.52.52
ĐẶT LỊCH HẸN ONLINE
share-mang-xa-hoi
close

Nhập số điện thoại của Bạn