Cơ thể bà bầu vốn dĩ đã nóng, cao hơn bình thường nay cộng thêm nhiệt độ ngoài trời cao rất dễ khiến bà bầu bị say nắng, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi trong bụng. Do đó, mẹ bầu cần nắm rõ triệu chứng say đó, từ đó có biện pháp phòng tránh và điều trị hiệu quả.
Biểu hiện phụ nữ có bầu bị say nắng dễ nhận biết nhất
Say nắng, say nóng là biểu hiện thường xảy ra khi cơ thể bị phơi quá lâu trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời. Say nắng là một thể của say nóng do thân nhiệt tăng cao. Trong đó say nóng là một phản ứng viêm toàn thể khi thân nhiệt cơ thể trên 40,6 độ C, gây biến đổi tri giác, rối loạn chức năng sống.
Phụ nữ mang thai là một trong những đối tượng có nguy cơ bị say nắng cao khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Những biểu hiện khi mẹ bầu bị say nắng đó là:
- Tim và mạch đập nhanh, dồn dập, hơi thở yếu.
- Da khô, đỏ gay đặc biệt là trên mặt.
- Chóng mặt, buồn nôn và nôn.
- Người mệt mỏi, lả đi vì mất nước, cơ thể kiệt sức, cơ đắp đau nhức oải.
- Có thể không đỏ mô hôi hoặc cơ thể đổ mồ hôi quá nhiều.
- Sốt cao.
Ngoài ra, mẹ bầu bị cảm nắng có thể còn xuất hiện những triệu chứng thần kinh chẳng hạn như: ảo giác, cáu gắt, động kinh, mất nhận thức hay thậm chí là hôn mê.
>>> Xem thêm: Tác dụng của lá tía tô với bà bầu
Cách sơ cứu bà bầu bị cảm nắng hiệu quả nhất
Các chuyên gia đầu ngành cho biết, phụ nữ có bầu bị say nắng nếu không được sơ cứu và điều trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho mẹ và thai nhi.
Bởi, cơ thể của người phụ nữ mang thai vỗ đã nhạy cảm, thân nhiệt nóng hơn mức bình thường, vì thế khi bị say nắng cũng sẽ nặng hơn mức bình thường và tính chất nguy hiểm cũng sẽ tăng cao.
Vậy nên ngay khi có triệu chứng say nắng, bà bầu cần xử lý ngay, không để tình trạng này kéo dài, tốt nhất nên thực hiện theo những bước sau đây.
+ Bước 1:
Ngay khi phát hiện thấy bản thân có biểu hiên say nắng, say nóng, cần lập tức báo cho người thân tìm cách giảm thân nhiệt như: đưa vào chỗ thoáng mát ngồi nghỉ, dùng quạt, khăn ướt đắp lên trán và lau toàn thân, nhất là những vùng có nhiệt độ cao như: nách, cổ, háng,…
+ Bước 2:
Đỡ bà bầu nằm xuống nghỉ ngơi nhẹ nhàng. Lưu ý, để bà bầu nằm ngửa nếu như bầu nhỏ và nằm nghiêng quay về bên trái nếu như bụng bầu đã to. Tiếp theo, để bà bầu gác chân lên trên cao và cở bỏ bớt quần áo để có thể dễ thở hơn.
+ Bước 3
Cho thai phụ uống nước pha một chút muối hay nếu có thể thì uống oresol hoặc những loại nước có vị chua chua như nước cam, nước chanh,…
Sau khi thân nhiệt đã giảm nhẹ, mẹ bầu bắt đầu tỉnh táo trở lại thì cần đưa ngay tới bệnh viện gần nhất để bác sĩ thăm khám, có phương pháp xử trí kịp thời chứ không để thai phụ nằm ở nhà.
Mặc dù thai phụ đã tỉnh lại và có biểu hiện đỡ hơn nhưng vẫn cần được theo dõi, chăm sóc y tế cho tới khi cả mẹ và bé được xác định là hoàn toàn khỏe mạnh.
Cách phòng tránh say nắng ở bà bầu hiệu quả
Bà bầu bị say nắng là điều thường xuyên diễn ra nếu mẹ phải tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời trong thời gian lâu. Vì thế, để ngăn chặn tình trạng này thì mẹ bầu cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
Tránh ra ngoài khi nhiệt độ cao
Tránh ra ngoài trời khi nhiệt độ bên ngoài đang cao, đặc biệt là khung giờ từ 10h – 15h chiều, khi thời tiết được cảnh báo đang nóng đỉnh điểm.
Trường hợp bắt buộc phải đi ra ngoài có việc thì mẹ bầu cần trang bị đầy đủ, mặc quần áo kín, đội mũ, đeo kính râm, bao tay,…giúp hạn chế tối đa ánh nắng tiếp xúc trực tiếp vào da.
Lựa chọn trang phục phù hợp
Lựa chọn các bộ trang phục thoải mái, thoáng mát, tránh mặc đồ bó sát gây nóng bức, khó chịu, khó thở. Quần áo nên chọn những chất liệu cotton, vải lanh để đảm bảo được độ thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt.
Mẹ bầu nên ưu tiên chọn những bộ đồ có màu sắc sáng để không hút ánh nắng mặt trời, giúp giảm nhiệt độ cơ thể hiệu quả. Một số lựa chọn về màu sắc quần áo tốt nhất dành cho mẹ bầu đó là: màu trắng, màu be, màu hồng nhạt,…
Sử dụng các loại thực phẩm có tính mát
Chọn những thực phẩm mát, đồ ăn có tính mát, giải nhiệt như đậu đen, những loại dưa, nước dừa, bí xanh, những loại củ như mã thầy, củ đậu, cam,…Tránh ăn những thực phẩm nóng và hàm lượng đường cao như: vải, nhãn, nước ngọt,…tích cực bổ sung thêm nước lọc.
Tăng cường bổ sung vitamin, khoáng chất từ những thực phẩm giàu dinh dưỡng để giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng cũng như có nguồn năng lượng dồi dào, tránh mệt mỏi, kiệt sức.
Tránh vận động mạnh
Không nên hoạt động mạnh tránh đổ mồ hôi nhiều, tránh ra vào nơi có nhiệt độ thay đổi đột ngột, hạn chế ăn uống thực phẩm, đồ lạnh.
Hy vọng những chia sẻ trên đây, có thể giúp mẹ bầu nhận biết dấu hiệu bị say nắng, cách phòng tránh và khắc phục kịp thời, Nếu còn bất kỳ câu hỏi nào liên quan tới vấn đề bà bầu bị say nắng, bạn hãy liên hệ trực tiếp ngay mục TƯ VẤN TRỰC TUYẾN trên website, hoặc gọi tới số điện thoại: 03.56.56.52.52 – 03.59.56.52.52.