Bệnh trĩ nội là gì ?
Bệnh trĩ nội là các tĩnh mạch vùng hậu môn trực tràng bị giãn quá mức và phình to ra, các tĩnh mạch nằm ở phía trên đường lược. Bao bọc xung quanh búi trĩ là niêm mạc. Lúc đầu búi trĩ sẽ là một khối thịt rất nhỏ, nằm phía dưới đường lược. Sau khi bệnh phát triển hơn thì khối thịt thừa này sẽ to dần ra và có hiện tượng bị sa ra ngoài.
Bệnh trĩ nội có mấy cấp độ ? Dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ
- Bệnh trĩ nội độ 1
Đây là giai đoạn sơ khai khi mới hình thành bệnh trĩ. Chảy máu khi đại tiện là triệu chứng điển hình của bệnh trĩ nội độ 1, máu tươi chảy với lượng nhỏ dính vào phân và người bệnh thường tình cờ phát hiện khi chúng dính trên giấy vệ sinh.Ở giai đoạn bệnh trĩ nội độ 1, nếu quan sát người bệnh không thể phát hiện mình mắc bệnh trĩ nội nhưng khi kiểm tra bằng máy nội soi thì chúng ta có thể nhìn thấy búi trĩ đã xuất hiện. - Bệnh trĩ nội độ 2
Trĩ nội độ 2 bắt đầu xuất hiện búi trĩ, chúng sa ra ngoài khi đi đại tiện nhưng tự co lên được ngay sau đó. Người bệnh thấy đau nhẹ khi đại tiện và đại tiện ra máu lúc này chảy với lượng lớn hơn. - Bệnh trĩ nội độ 3
Búi trĩ sa ra ngoài khi đại tiện nhưng không thể trở lại vị trí ban đầu bên trong ống hậu môn mà cần dùng tay đẩy thì búi trĩ mới lên được. - Bệnh trĩ nội 4
Búi trĩ sa ra ngoài thường xuyên không chỉ khi đi cầu mà ngay cả khi vận động mạnh hoặc ngồi xổm, chúng không thể lên được mặc dù dùng lực tác động. Ở giai đoạn này các búi trĩ sưng to, gây vướng víu khó chịu và dễ bị biến chứng nếu không được can thiệp kịp thời.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ nội
Bị trĩ nội xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Hơn nữa, các triệu chứng nhận biết bị trĩ nội dựa chủ yếu vào cảm giác của con người, rất khó để nhìn thấy bằng mắt thường.
- Bị trĩ nội do tĩnh mạch tại hạ bộ trực tràng, hậu môn bị phình gập, thu hẹp ống hậu môn khiến việc đẩy phân ra ngoài trở nên khó khăn hơn.
- Bị trĩ nội do hậu môn, trực tràng bị kích thích do vùng hậu môn bị nóng, lạnh quá mức do tiêu chảy, táo bón….
- Bị trĩ nội do các vấn đề về hệ tiêu hóa như giảm nhu động ruột, đi ngoài chậm và ít vận động.
- Bị trĩ nội do sự gia tăng áp lực vùng bụng như phụ nữ mang thai, người bị bệnh có khối u trong ổ bụng, người bệnh tuyến tiền liệt phì đại….
- Bị trĩ nội do thói quen sinh hoạt không đúng cách như ăn uống quá no, nhịn đi vệ sinh, ngồi xổm quá lâu, thức khuya nhiều,…
Thêm vào đó, những lý do như thường xuyên nhịn đi vệ sinh dẫn đến bệnh trĩ nội xảy ra nhiều trong giới trẻ hiện nay, do lười, do tập trung trong công việc, do căng thẳng…theo các thống kê tỉ lệ bệnh nhân mắc bệnh trĩ nội ngày càng gia tăng.
Cách chữa bệnh trĩ nội tốt nhất
