THỜI GIAN LÀM VIỆC: 8H - 20H : Tất cả các ngày trong tuần, kể cả ngày nghỉ lễ
phong-kham-nam-hoc-ha-noi-52-nguyen-trai

Bệnh vẩy nến là bệnh gì?

mang-xa-hoi

Tuy không phải là căn bệnh chết người nhưng vảy nến thực sự đã trở thành nỗi ám ảnh của rất nhiều người không may mắc phải. Tác hại của bệnh vảy nến đối với đời sống hàng ngày khiến người trong cuộc cảm thấy như muốn phát điên. Vậy, bệnh vảy nến là bệnh gì? Hãy cùng tìm hiểu rõ về căn bệnh này để có cái nhìn tổng quát nhất.

benh-vay-nen-la-benh-gi

Bệnh vảy nến là gì?

Bình thường các tế bào da cũ chết đi sẽ bong ra và thay thế vào đó là lớp tế bào mới. Còn ở những người mắc bệnh vảy nến, quá trình bong da chết sẽ diễn ra nhanh gấp 10 lần khiến các tế bào da mới không kịp thay thế. Lớp da cũ dồn đống lại tạo thành những mảng dày, đỏ, có vảy trắng hay bạc.

Vậy, bệnh vảy nến là bệnh gì? Vảy nến là một bệnh da liễu, mạn tính thường xuất hiện và sau đó tự hết. Vùng da bị ảnh hưởng thường là những nơi ma sát nhiều như khuỷu tay, đầu gối. Những thể bệnh vảy nến toàn thân nặng sẽ gây ảnh thưởng rất trầm trọng đến sức khỏe và thẩm mỹ của người bệnh.

Triệu chứng bệnh vẩy nến

Theo các chuyên gia, để nhận biết bệnh vảy nến không quá khó. Bạn chỉ cần theo dõi các vùng da có ma sát nhiều trên cơ thể mình với những dấu hiệu bất thường như:

  •  Các mảng da bị đỏ, sần sùi, bị viêm.
  • Vảy màu trắng bạc hoặc các mảng da màu đỏ.
  • Da khô, dễ nứt nẻ và chảy máu.
  • Đau nhức xung quanh các mảng da bị viêm.
  • Ngứa và rát xung quanh vùng da có vảy.
  • Móng tay dày lên.
  • Đau, sưng khớp.

Ngoài ra, bạn nên biết rằng, tùy theo vị trí xuất hiện và đặc điểm của các tổn thương, còn có các triệu chứng riêng biệt theo từng dạng bệnh, như:

  • Vảy nến thể mảng: các mảng da thường xuất hiện ở khuỷu tay, đầu gối và vùng dưới lưng.
  • Vảy nến mụn mủ: xuất hiện những mụn mủ ở vùng da tay và chân.
  • Vảy nến giọt: các tổn thương có dạng giọt nước xuất hiện khắp cơ thể.
  • Vẩy nến nếp gấp: thể này thường gặp ở người bị béo phì với các tổn thương ở các vùng nếp gấp của da như: nách, háng, mông,…
  • Viêm khớp vảy nến: sưng các khớp ngón tay, ngón chân hoặc xương sống, đầu gối,…
  • Vảy nến móng: móng dày và có những lỗ nhỏ trên bề mặt móng.
  • Vảy nến da đầu: trên da đầu có vảy hay những mảng da dày màu trắng bạc.

Nguyên nhân vẩy nến

Hiện nay, vẫn chưa rõ nguyên nhân gây bệnh vảy nến là gì. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, bệnh vảy nến được hình thành có thể do tác động của những yếu tố sau:

  • Căng thẳng quá độ có thể kích hoạt bệnh vảy nến.
  • Rượu cũng là một trong những yếu tố tăng nguy cơ vẩy.
  • Khi gặp chấn thương bởi một tai nạn, một vết cắt vào tay, tiêm vắc xin hay thậm chí là cháy nắng cùng có thể là nguyên nhân gây ra bệnh, do chúng tác động đến hệ miễn dịch.
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc như: Thuốc chống sốt rét, thuốc trị huyết áp cao, thuốc chữa nhiễm trùng,…
  • Bệnh vảy nến còn xảy ra trong cơ thể những người đang xảy ra cơ chế tự miễn dịch.
  • Yếu tố di truyền cũng là nguyên nhân gây bệnh vảy nến.

dieu-tri-benh-vay-nen

Phương pháp điều trị vẩy nến

Khi đã nắm rõ, bệnh vảy nến là bệnh gì, đa số người bệnh sẽ đặt câu hỏi liên quan đến phương pháp điều trị bệnh vẩy nến. Các chuyên gia cho biết, hiẹn tại vần chưa có cách nào giúp chữa bệnh vảy nến hoàn toàn. Tuy nhiên, với sự phát triển của y học hiện đại thì các biện pháp điều trị đang được áp dụng có thể giúp kiểm soát các triệu chứng.

Trong trường hợp bệnh vảy nến ở mức độ nhẹ và vừa, người bệnh sẽ được các bác sĩ kê đơn sử dụng kem thoa chuyên dùng, kem dưỡng da, xà phòng và dầu chứa nhựa than đá. Những thứ này sẽ giúp giảm viêm (mẫn đỏ), đóng vảy, và ngứa.

Trong trường hợp nặng, các bác sĩ có thể áp dụng liệu pháp chuyên sâu để loại bỏ đám vảy nến đáng ghét. Những phương pháp khác bác sĩ có thể áp dụng điều trị cho bạn bao gồm tẩy lớp mài, PUVA (psoralen và chiếu tia cực tím A), thuốc ức chế miễn dịch, thuốc chống dị ứng trị ngứa và kháng sinh để tránh nhiễm khuẩn khác.

Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng khuyên rằng, bạn cần có cách sinh hoạt hạn chế vẩy nến ngay trong đời sống hàng ngày. Bạn nên tránh xa những thứ có thể kích thích vẩy nến bùng phát từ những nguyên nhân kể trên, và cần sử dụng thuốc để kiểm soát các triệu chứng. Những biện pháp thông thường bao gồm việc giữ vệ sinh da, tránh tổn thương da và khô da, tiếp xúc với nắng vừa phải hoặc tắm bột yến mạch.

Lời khuyên tốt nhất dành cho bạn là cần tới cơ sở y tế chuyên khoa ngay lập tức để tiến hành khám xét, chẩn doán bệnh từ đó sẽ nhận những lời khuyên hữu ích trong việc phòng và chữa bệnh.

Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ số HOTLINE 03.56.56.52.52 – 03.59.56.52.52 hoặc cổng chát trực tuyến tại cổng website của phòng khám Đa khoa 52 Hà Nội, để nhận hỗ trợ ngay khi cần thiết. Địa chỉ phòng khám: Số 52 Nguyễn Trãi, P. Thượng Đình, Q. Thanh Xuân, Hà Nội.

BÀI VIẾT KHÁC

gắn bi dương vật

Gắn bi cậu nhỏ là gì? Tác dụng và chi phí thực hiện

Đối với nam giới, dương vật to khỏe...

xuất tinh ngoài có thai không

Xuất tinh bên ngoài có thai được không?

Xuất tinh ngoài có thai không? hay xuất...

cách nhận biết con gái còn trinh

Cách nhận biết con gái còn trinh

Có rất nhiều người thắc mắc về...

mất cảm giác khi quan hệ ở nữ

Hiện tượng mất cảm giác khi quan hệ ở nữ giới test

Quan hệ không có cảm giác ở nữ giới...

cách tăng kích thước dương vật

Cách tăng kích thước dương vật tét

Dương vật là một trong những bộ phận...

Đặt hẹn khám bệnh
Quy trình khám bệnh Bài viết mới nhất Bài viết xem nhiều
hỗ trợ trực tuyến
hot line : 03.56.56.52.52
ĐẶT LỊCH HẸN ONLINE
share-mang-xa-hoi
close

Nhập số điện thoại của Bạn