Viêm bao quy đầu ở trẻ em khiến bao quy đầu của trẻ bị sưng tấy, bé khóc mỗi lần đi tiểu, quấy nhiều hơn, hay sờ vào bao quy đầu và gãi mạnh vì có thể bị ngứa…
Viêm bao quy đầu không phải là bệnh chỉ riêng ở người trưởng thành mà nó còn có thể gặp phải ở trẻ em Bệnh lý này khiến cho không ít các bậc phụ huynh cảm thấy băn khoăn và lo lắng, sau đây các chuyên gia của Phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi xin chia sẻ một số vấn đề về bệnh viêm bao quy đầu và cách khắc phục an toàn nhất ở trẻ nhỏ.
Triệu chứng viêm bao quy đầu ở trẻ nhỏ
- Bao quy đầu có hiện tượng kích ứng, sưng tấy đỏ và đau đớn nhất là khi đi tiểu.
- Những bé nào chưa biết nói không thể nào nói rằng mình bị đau thì có thể biểu hiện ra bên ngoài bằng cách khóc mỗi lần đi tiểu, quấy nhiều hơn, hay sờ vào bao quy đầu và gãi mạnh vì có thể bị ngứa…
>>Xem thêm :
- viêm bao quy đầu ở trẻ sơ sinh
- bệnh viêm bao quy đầu có tự khỏi không
- nguyên nhân gây bệnh viêm bao quy đầu
Nguyên nhân viêm bao quy đầu ở trẻ nhỏ
- Trẻ bị dài hoặc hẹp bao quy đầu bẩm sinh : bệnh lý này là nguyên nhân phổ biến nhất gây nên viêm bao quy đầu ở trẻ em do các vi khuẩn, chất bẩn và cặn bã dễ bị tích tụ ở bao quy đầu nhiều hơn, gây kích ứng và viêm bao quy đầu.
- Khâu vệ sinh không được đảm bảo : vệ sinh cơ quan sinh dục kém, trẻ thường xuyên có tiếp xúc với những môi trường ao hồ và nước bẩn cũng sẽ dẫn đến viêm bao quy đầu.
Cách điều trị viêm bao quy đầu ở trẻ em
Để điều trị viêm bao quy đầu ở trẻ nhỏ được hiệu quả và triệt để, bố mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa để trẻ được thăm khám, xác định nguyên nhân gây bệnh và có hướng điều trị thích hợp. Bố mẹ không nên tự tìm cách chữa cho trẻ, bởi việc dùng không đúng thuốc, đúng liều lượng sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm, gây khó khăn cho quá trình điều trị.
Hiện nay, viêm bao quy đầu ở trẻ nhỏ được điều trị chủ yếu bằng thuốc kháng sinh, kết hợp với chống viêm và chống co thắt. Nhưng liều lượng và loại thuốc dùng cho mỗi trường hợp là khác nhau. Nếu trẻ lớn hơn một chút, tầm 10 tuổi trở lên, bác sĩ có thể đề nghị bố mẹ cho trẻ làm thủ thuật cắt bao quy đầu.
Viêm bao quy đầu ở trẻ nhỏ, tuy dễ điều trị nhưng cũng dễ tái nhiễm. Do đó, để phòng tránh cho trẻ nhỏ không bị mắc bệnh này, bố mẹ nên vệ sinh cho trẻ hằng ngày và tham khảo ý kiến bác sĩ về cách nong bao quy đầu cho trẻ tại nhà, nếu trẻ bị hẹp, dài và nghẹt bao quy đầu sinh lý.
Hy vọng những chia sẻ cơ bản của Phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi về bệnh viêm bao quy đầu ở trẻ nhỏ sẽ giúp bố mẹ hiểu và xử lý kịp thời nếu con trẻ mình bị mắc bệnh.
Phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi, số điện thoại 03.56.56.52.52 sẵn sàng phục vụ bạn từ 8h – 22h tất cả các ngày trong tuần, bao gồm cả ngày nghỉ lễ.