Cây sài hồ nam là một vị thuốc được đặc chế chủ yếu dùng trong đơn thuốc và thực đơn để bình bổ, điều hòa các trạng thái như trầm cảm, kích động, sốt nóng sốt rét, đau quặn đan xen kéo dài. Theo Đông y, sài hồ vị đắng, tính mát; vào can, đởm, tâm bào và tam tiêu. Cùng tìm hiểu về công dụng của cây sài hồ nam dưới đây để biết thêm những thông tin hữu ích.
Công dụng của sài hồ nam
Rễ và lá của cây nam sài hồ có vị mặn, hơi đắng, tính mát, có tác dụng phát tán phong nhiệt, lợi tiểu, điều kinh. Cây thường được dùng thay thế cho sài hồ bắc để chữa sốt, cảm, cúm.
Rễ thường được dùng chữa ngoại cảm phát sốt nóng hơi rét, Nhức đầu , khát nước, tức ngực, khó chịu. Lá có hương thơm, thường dùng để xông, còn dùng chữa đau mỏi lưng.
Cách dùng:
Ngày dùng 8-12g rễ, dạng thuốc sắc hay hoàn tán. Thường phối hợp với các vị thuốc khác như Mạn kinh, Cam thảo đất, Kinh giới, Tía tô, Kim ngân. Lá và cành non giã nát, thêm ít rượu, xào nóng, đắp nơi đau ở hai bên thận để chữa đau mỏi lưng. Có thể dùng rễ.
Một số bài thuốc từ sài hồ nam
- Viên giải cảm
Bột lá lức 6,25g
Bột cam thảo 0,3g
Bột bạc hà 6,25g
Tá dược vừa đủ 100 viên, làm viên
Ngày uống hai lần, mỗi lần 5 viên. Trẻ em uống nửa liều người lớn.
- Trà giải cảm
Cây Lức khô, chặt nhỏ, đóng gói 50g, dùng pha nước uống thay trà.
Sốt nóng mùa hè (bệnh ôn nhiệt) hoặc cảm sốt lúc nóng, lúc rét, khát nước Nhức đầu , đắng miệng, ho, nôn oẹ, dùng:
Rễ lức 10g
Sắn dây 12g
Hương nhu trắng 10g
Thanh bì 8g
Sắc uống.