Rất nhiều chị em chủ quan không dùng các biện pháp phòng tránh thai vì nghĩ răng, đang cho con bú, chưa có kinh nguyệt trở lại thì không có khả năng mang thai. Tuy nhiên, các bác sĩ chuyên khoa sản phụ khoa đã chứng minh điều hoàn toàn ngược lại. Những dấu hiệu có thai sau sinh sau đây sẽ giúp bạn phát hiện sớm và có quyết định sáng suốt..
Vì sao có thể xuất hiện dấu hiệu mang thai thai sau sinh?
Khi cho con bú, cơ thể người mẹ tiết ra một chất là Prolactin. Chất này làm chậm chu kỳ kinh. Với những bà mẹ chỉ nuôi con bằng sữa mẹ thì kinh nguyệt sẽ trở lại muộn hơn những mẹ cho con bú ít hoặc không cho con bú.
Ở những người phụ nữ không cho con bú, khoảng 40% phụ nữ lần có kinh đầu tiên xảy ra vào 6 tuần sau sinh và phần lớn phụ nữ sẽ xuất hiện kinh lại từ 24 tuần sau sinh (5-6 tháng).
Chính vì thời điểm rụng trứng rất khó đoán, mà nhiều mẹ bỉm chủ quan không sử dụng các biện pháp bảo về khi quan hệ vợ chồng, dẫn đến tình trạng mang thai lúc nào không hay.
Dấu hiệu có thai sau sinh bạn cần biết!
Dù trong thời điểm cho con bú, mẹ bỉm vẫn có thể nhận ra những dấu hiệu nhận biết có thai như:
1. Bé không còn thích bú sữa mẹ
Phụ nữ mang thai khi cho con bú sẽ khiến nội tiết tố bên trong cơ thể thay đổi. Làm cho sữa mẹ không có vị thơm ngon như ban đầu và xuất hiện vị chua.
Hầu hết các trường hợp nội tiết tố người mẹ đột ngột thay đổi sẽ ảnh hưởng đến cả chất lượng và mùi vị sữa. Mùi vị sữa thay đổi sẽ kéo theo tình trạng bé bú ít, bỏ bú hoặc vẫn bú nhưng thường xuyên tiêu chảy. Đây là dấu hiệu khá chắc chắn để nhận biết có thai khi đang cho con bú
Nếu bé nhà bạn bình thường ít ốm, không hay quấy khóc và ham đòi ti nhưng đột nhiên ghét sữa thì có khả năng đây là dấu hiệu có thai khi đang cho con bú. Tất nhiên bên cạnh khả năng đã mang thai, mùi vị sữa thay đổi có thể do một vài nguyên nhân khách quan khác.
2. Lượng sữa giảm đột ngột
Đối với một mẹ bỉm đang có nguồn sữa dồi dào đột nhiên xuất hiện tình trạng bé yêu còn đói sau bú thì khả năng cao lượng sữa cơ thể sản xuất ra đã giảm. Các bác sĩ sản khoa đã chứng thực vấn đề có xuất hiện hiện tượng sữa mẹ giảm nếu mẹ đã mang thai trở lại. Hầu hết các trường hợp giảm sữa rõ rệt sau khoảng 2 tháng đầu mang thai, tuy nhiên không loại trừ trường hợp sữa mẹ giảm mạnh ngay tại tháng đầu tiên.
3. Đau tức vùng ngực hoặc mẫn cảm
Đau ngực, tức ngực là một triệu chứng nổi bật và điển hình khi mang thai, dù mẹ có đang cho con bú hay không. Nếu mẹ bỉm có thai khi đang cho con bú, cơn đau ngực có thể dữ dội hơn. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp người mẹ không nhận ra cơn đau ngực đang tăng lên.
Cụ thể, núm vú của chị em sẽ trở nên mẫn cảm hơn, thậm chí cảm thấy toàn bộ bầu ngực nhức và rất đau. Cảm giác khó chịu sẽ tăng lên mỗi khi chị em cho con bú. Nếu chị em phát hiện tình trạng đau tức này có dấu hiệu kéo dài nhiều ngày liền thì khả năng chị em đang mang thai là tương đối cao.
4. Ốm nghén
Giống như dấu hiệu có thai thông thường, ốm nghén chính là dấu hiệu rõ ràng và đáng tin cậy nhất. Ví dụ điển hình nhất là: nôn khan, hoặc luôn có cảm giác buồn nôn, khó chịu ở bụng, đầy hơi… nguyên nhân là do sự thay đổi lớn về mặt nội tiết tố. Cùng với việc cơ thể chưa hoàn toàn hồi phục sau khi sinh, chất dinh dưỡng đang cần nhiều để cung cấp sữa thì triệu chứng ốm nghén sẽ tương đối rõ ràng và gây khó chịu.
5. Cơ thể mệt mỏi
Lý do chính của tình trạng trên được ghi nhận là do cơ thể chị em phải thực hiện cùng lúc 3 việc:
- Phục hồi sức khỏe sau sinh.
- Chuyển hóa dinh dưỡng vào sữa nuôi con.
- Chia sẻ dinh dưỡng để nuôi thai nhi trong bụng.
Vì cơ thể mẹ đang phải cùng lúc cần cung cấp dinh dưỡng cả cho con và thai nhi trong bụng mẹ nên tình trạng mệt mỏi sẽ trở nên nghiệm trọng hơn. Cơ thể mệt mỏi là một dấu hiệu khá điển hình khi mang thai trong thời gian cho con bú.
>>> XEM THÊM: Dấu hiệu có thai sau khi hết kinh
6. Chuột rút
Chuột rút là dấu hiệu tương đối đáng tin cậy đối với các chị em vừa mới mang thai, chưa thực hiện siêu được. Đối với các mẹ bầu sau khi sinh thì khả năng đối mặt với hiện tượng này là tương đối cao. Chuột rút không gây hậu quả nghiêm trọng nhưng có thể lặp lại vài lần mỗi tuần và khiến chị em cảm thấy khó chịu, tệ hơn là làm gián đoạn một số hoạt động sinh hoạt trong ngày.
7. Tăng cảm giác đói
Các mẹ bầu cho con bú thường xảy ra tình trạng dễ đói dù vừa mới ăn không lâu. Nếu mẹ bỉm mang thai trong thời gian cho con bú, cảm giác đói có chiều hướng rõ rệt và xuất hiện với tần suất thường xuyên hơn hẳn. Tuy nhiên đây là dấu hiệu tương đối mơ hồ do còn ảnh hưởng bởi các yếu tố khách quan khác.
8. Thường xuyên cảm thấy khát
Trên thực tế, việc cảm thấy khát không phải là dấu hiệu chính xác để xác định mẹ bỉm đang mang thai. Cơ thể phụ nữ sau sinh sẽ chuyển hóa phần lớn lượng nước được nạp vào thành sữa, sau khi em bé bú cơ thể lại tiếp tục cần một lượng nước mới để tiếp tục quy trình này và đây chính là lý do khiến các chị em khi cho con bú cũng hay cảm thấy khát.
Thế nhưng nếu cảm giác khát nước của chị em ngày càng rõ rệt và bất thường thì cũng có thể chị em đang mang thai.
Bởi vì, vào thời điểm mang thai, thai nhi cũng cần một lượng nước lớn để phát triển trong tử cung. Cơ thể chị em đang phải đáp ứng cùng lúc hai nhu cầu nước tương đối lớn là cung cấp sữa cho con và nuôi thai nhi nên cảm giác khát sẽ rõ rệt hơn hẳn. Những cơn khát kiểu này khá dễ nhận ra nên chị em hãy lắng nghe cơ thể mình nhiều hơn để xác định khả năng mang thai của bản thân.
Nên làm gì khi cơ thể có những dấu hiệu có thai sau sinh?
Nhận biết sớm mình đã mang thai trong thời gian cho con bú có sẽ giúp mẹ tìm được các biện pháp ứng phó kịp thời. Nếu trước đó mẹ phải sinh mổ, việc mang thai ngay sau khi sinh sẽ rất nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
Trong trường hợp người mẹ sinh thường sẽ không có nhiều vấn đề nghiêm trọng. Nhưng trong cả hai trường hợp, mẹ đều phải liên hệ ngay với bác sĩ để có những tư vấn và hướng dẫn kịp thời.
Mẹ có nên cho con bú khi đang có bầu không?
Nhiều mẹ biết mình mang thai khi cho con bú nên có xu hướng tìm mọi cách ép con ăn dặm và cai sữa rất sớm. Thực tế, nếu con còn quá nhỏ mà mẹ ép cai sữa đột ngột sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thể chất, trí tuệ và tình cảm của trẻ.
Phần lớn các mẹ không bị mất sữa khi có bầu và có thể cho con bú bình thường trong giai đoạn này. Việc bú ti mẹ của bé thường sẽ gây ra những cơn co thắt tử cung của mẹ, song phần lớn đều không gây quá nhiều nguy hiểm đến thai nhi trong bụng.
Trừ trường hợp các mẹ đã có tiền sử bị sảy thai thì tốt nhất cần cho con cai sữa sớm nhất có thể để không ảnh hưởng đến thai nhi và sức khỏe của mẹ.
Mặc dù vậy, mẹ vẫn nên suy nghĩ đến việc cho bé ăn dặm để bổ sung thêm nguồn dinh dưỡng từ bên ngoài. Về phía người mẹ, bắt buộc phải đảm bảo chế độ dinh dưỡng đến mức cao nhất, cũng như nghỉ ngơi và làm việc hợp lý để thai nhi phát triển bình thường.
Dinh dưỡng tăng cường cho mẹ:
- Cho dù mẹ có quyết định vẫn cho con bú hay cai sữa cho con khi mang thai bé tiếp theo thì mẹ vẫn cần một chế độ dinh dưỡng tăng cường đặc biệt.
- Nếu mẹ quyết định vẫn tiếp tục cho con bú khi mang thai. Lúc này áp lực dinh dưỡng cho mẹ tăng cao bởi mẹ phải cung cấp đủ dưỡng chất cho thai nhi, cho con bú và cho cả chính cơ thể mình.
- Ngay cả khi đã cai sữa cho con thì mẹ vẫn cần tăng cường dinh dưỡng nhiều hơn bình thường. Bởi khi mang thai hai bé quá gần nhau, cơ thể người mẹ chưa đủ thời gian để tự phục hồi.Cho nên, bé thứ 2 rất dễ thiếu dinh dưỡng nếu mẹ không chú ý tăng cường bổ sung.
- Để giúp mẹ cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể và cho con, ngoài bổ sung chất lượng bữa ăn, gia đình có thể bổ sung thêm các dưỡng chất từ các nguồn khác. Các dưỡng chất thường thiếu mà mẹ cần cung cấp như: DHA, sắt, canxi, acid folic, I-ốt,…
Mang thai khi vẫn đang cho con bú khiến không ít mẹ bỉm cảm thấy hoang mang, lúng túng. Hy vọng những dấu hiệu trên đây giúp được bạn phần nào tự kiểm tra bản thân có mang thai hay không. Chúc bạn sẽ có quyết định sáng suốt để bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé.
Mọi thắc mắc liên quan đến các dấu hiệu có thai sau sinh, bạn đọc có thể liên hệ trực tiếp tới số Hotline: 03.56.56.52.52 hoặc Chat trực tuyến để được hỗ trợ thông tin nhanh chóng, chính xác.