Hiện tượng đi cầu ra máu ở nam giới là một trong những biểu hiện bất thường khiến nhiều nam giới lo lắng. Lượng máu có thể có màu đỏ tươi, đỏ thẫm hay thâm đen tùy thuộc vào bộ phận mắc bệnh bị xuất huyết, lượng máu và thời gian máu đọng. Trong hầu hết trường hợp, đây sẽ là triệu chứng ban đầu của nhiều bệnh lý thuộc vị trí hậu môn – trực tràng gây ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý cũng như sức khỏe người bệnh. Do đó, chủ động tìm hiểu về biểu hiện đi cầu ra máu ở nam giới là cách thiết thực giúp bạn đọc chủ động trong phát hiện và xử lý kịp thời, đúng cách.
Đi cầu ra máu ở nam giới là biểu hiện của bệnh gì?
Đi cầu ra máu được hiểu là hiện tượng đi đại tiện có máu chảy ra sau phân hoặc trong phân có lẫn máu. Máu có nhiều trạng thái màu sắc cũng như lượng máu chảy ra tùy thuộc vào vị trí chảy máu cũng như mức độ tiến triển của bệnh. Ở mức độ nhẹ, máu có thể được nhận biết trên giấy vệ sinh, nặng hơn máu có thể thành dạng giọt hoặc tia.
Trong phân có máu thường gặp ở đoạn dưới đường tiêu hóa (chảy máu đại trực tràng), cũng có thể ở đoạn trên đường tiêu hóa. Hiện tượng đi cầu ra máu là biểu hiện ban đầu của rất nhiều bệnh lý, do đó, nam giới cần chú ý đến các triệu chứng đi kèm để bước đầu nhận diện lâm sàng được nguyên nhân gây bệnh.
Một số bệnh lý có triệu chứng đi cầu ra máu bao gồm:
* Bệnh trĩ:
Đại tiện ra máu là một trong những triệu chứng sớm và điển hình nhất của bệnh trĩ. Nếu để ý quan sát sẽ thấy máu bị lẫn trong phân hoặc dính trên giấy vệ sinh, thường màu đỏ tươi, kèm theo cảm giác đau, ngứa rát hậu môn, cơ thể mệt mỏi,…
* Các bệnh đường tiêu hóa: chảy máu đại trực tràng thấy máu đỏ trong khi đó máu có màu đen hay đỏ thẫm thường do chảy máu đoạn trên đường tiêu hóa.
* Nứt kẽ hậu môn: lượng máu chảy ra khi đi ngoài thường không nhiều và có màu đỏ nhạt, kèm theo đau hậu môn khi đại tiện, tiết dịch nhầy ở vết nứt hậu môn…
* Polyp trực tràng: Khối u hình thành trong bề mặt niêm mạc của thành trực tràng do sự tăng sinh quá mức của niêm mạc trực tràng gây ra tình trạng đi ngoài ra máu, máu thường phủ ngoài mặt phân không trộn lẫn với phân.
* Ung thư dạ dày: đi ngoài phân đen có máu cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư dạ dày, nhưng ít phổ biến hơn và thường chỉ xuất hiện ở giai đoạn muộn – khi khối u lớn bị vỡ, hoại tử…
* Ung thư đại trực tràng: Máu có thể có màu đỏ, đôi khi xuất hiện với số lượng ít, bằng mắt thường khó thấy mà phải nhờ xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân). Bệnh nhân sẽ thấy xuất hiện tình trạng táo bón, chướng bụng, đau bụng, tiểu buốt, tiểu rắt, sụt cân không rõ lý do, suy nhược cơ thể,…
Hiện tượng đi cầu ra máu ở nam giới nguy hiểm ra sao?
– Ảnh hưởng đến tâm lý: cảm giác đau đớn, ngứa, khó chịu, đau tức bụng dưới,…khiến mỗi lần đi đại tiện trở thành nỗi ám, gây ảnh hưởng trực tiếp tới sinh hoạt hàng ngày, công việc cũng như đời sống tình dục của nam giới.
– Gây thiếu máu: Tình trạng thiếu máu thường đáng lo khi chuyển biến xấu, ra máu nhiều sẽ khiến cơ thể bị thiếu máu trầm trọng, suy giảm hệ miễn dịch, tạo điều kiện cho các bệnh lý bên trong hoặc bên ngoài cơ thể phát sinh, ảnh hưởng đến chức năng tuần hoàn máu, khả năng tập trung và sức khỏe của người bệnh.
– Các polyp trực tràng không được can thiệp điều trị có thể chuyển biến thành ung thư trực tràng, apxe hậu môn cũng sẽ tạo thành các lỗ rò, viêm nhiễm nặng gây bội nhiễm, nhiễm trùng,….. có thể ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh.
Phương pháp điều trị hiệu quả tình trạng đi cầu ra máu ở nam giới
Như trên đã chia sẻ, hiện tượng đi cầu ra máu là biểu hiện cảnh báo của rất nhiều diện bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa, hậu môn – trực tràng rất nguy hiểm ở nam giới. Nếu chỉ dựa vào những triệu chứng lâm sàng, nam giới rất khó nhận biết chính xác nguyên nhân gây bệnh. Lựa chọn khôn ngoan là hãy đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám, chẩn đoán và được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp, kịp thời. Tình trạng bất thường này không thể tự khỏi, việc kéo dài thời gian đi khám sẽ chỉ khiến bệnh thêm nặng, gây khó khăn trong quá trình chữa trị sau này.
Tại phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi, với sự hỗ trợ hiệu quả từ nhiều dòng máy siêu âm, xét nghiệm, chụp chiếu,…công nghệ mới giúp kết quả tổng phân tích nước tiểu, nội soi dạ dày, thăm khám trực tràng,….luôn đảm bảo độ chuẩn xác cao. Sau khi có kết quả thăm khám và chẩn đoán, việc điều trị sẽ tiến hành như sau:
– Với những diện bệnh như trĩ, apxe hậu môn, polyp trực tràng, nứt kẽ hậu môn.…ở mức độ nhẹ: các bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng loại kháng sinh chuyên khoa đặc hiệu, bên cạnh thuốc đặt các bác sĩ có thể kết hợp với việc dùng thuốc uống có tác dụng:
+ Giúp tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, hạn chế tối đa việc nhiễm trùng, bội nhiễm.
+ Các loại thuốc giảm đau cũng được chỉ định nhằm giúp cắt đứt cơn đau để bệnh nhân có thể thực hiện các sinh hoạt thường ngày.
+ Làm mềm phân giúp người bệnh giảm đau đớn khi đi đại tiện, giảm kích thích tiết dịch nhầy.
– Khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng, xuất hiện biến chứng hoặc các bệnh ung thư dạ dày, ung thư trực tràng,….tùy theo tình trạng bệnh để can thiệp ngoại khoa loại bỏ búi trĩ; dẫn lưu mủ ra ngoài,….giúp tình trạng bệnh không tiến triển xấu hơn, loại bỏ mầm bệnh, tránh di căn, bảo toàn tính mạng người bệnh.
* Bên cạnh đó, nam giới nên tự xây dựng cho mình chế độ dinh dưỡng phù hợp, tăng cường chất xơ trong rau – củ – quả, giảm thiểu nguy cơ táo bón, tránh để hậu môn bị tổn thương gây chảy máu. Đồng thời, nên kết hợp vận động thường xuyên, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Chú ý định hình thói quen khám sức khỏe ít nhất 6 tháng/ lần sẽ giúp bạn phát hiện và nâng cao hiệu quả trong điều trị…..
Với những chia sẻ vừa rồi về hiện tượng đi cầu ra máu ở nam giới, mong rằng bạn đọc đã trang bị thêm cho mình nhiều hơn nữa kiến thức về bệnh lý Nam khoa, để chủ động bảo vệ sức khỏe của bản thân khỏi nhiều diện bệnh nguy hiểm. Mọi thắc mắc về vấn đề này, bạn đọc vui lòng liên hệ số Hotline: 03.56.56.52.52 hoặc cổng chát trực tuyến trên website Dakhoahanoi.net để được các bác sĩ hỗ trợ giải đáp nhanh chóng.