THỜI GIAN LÀM VIỆC: 8H - 20H : Tất cả các ngày trong tuần, kể cả ngày nghỉ lễ
phong-kham-nam-hoc-ha-noi-52-nguyen-trai

Đi cầu ra máu ở trẻ em

mang-xa-hoi

Tình trạng đi cầu ra máu ở trẻ em hoàn toàn không hề hiếm gặp và khiến nhiều bậc phụ huynh hoang mang lo lắng. Các chuyên gia cho biết, đây là dấu hiệu bất thường báo hiệu tình trạng sức khỏe của trẻ nhỏ mà rất có thể là triệu chứng bệnh lý nguy hiểm ở hệ tiêu hóa. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn qua những thông tin được cung cấp dưới đây.

Đi ngoài ra máu ở trẻ em có nguyên nhân do đâu?

Trẻ đi ngoài ra máu chính là hiện tượng trong phân mà trẻ thai ra có lẫn máu. Màu sắc máu sẽ khác nhau tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây bệnh. Thông thường thì trẻ đi ngoài ra máu thường sẽ có máu đỏ thẫm hoặc đỏ tươi, trong nhiều trường hợp sẽ có màu thâm đen hay nâu gỉ sắt.

Đi cầu ra máu ở trẻ em

Về nguyên nhân gây nên hiện tượng này, các chuyên gia cho biết, đây chính là triệu chứng bệnh lý về đường tiêu hóa của trẻ. Chủ yếu là những căn bệnh sau:

  • Do táo bón

Thủ phạm đầu tiên dẫn đến tình trạng trẻ đi ngoài ra máu chính là căn bệnh táo bón. Trẻ mắc táo bón lâu ngày khiến hậu môn bị nứt kẽ hoặc trầy xước mạnh, trong quá trình rặn sẽ gây xuất huyết. Đặc biệt là phân khô và cứng càng khiến bé phải rặn nhiều. Bệnh táo bón cũng xuất phát từ nguyên nhân có thể do trẻ uống ít nước, ăn ít rau và thường xuyên nhịn đi ngoài hay nhịn đi tiểu.

  • Bệnh lồng ruột

Lồng ruột là căn bệnh không hiếm gặp ở trẻ nhỏ, đây là một dạng tắc nghẽn đường ruột rất nguy hiểm. Nó gây nên những cơn đau bụng dữ dội, với biểu hiện đi ngoài ra máu ở trẻ em kèm theo đó là tình trạng nôn ói khó chịu. Nếu phụ thấy con quấy khóc và kêu đau bụng dữ dội, đau từng cơn thắt, thì cần đưa bé đến bệnh viện gần nhất để được các bác sĩ thăm khám.

  • Viêm đường ruột

Các chuyên gia cho biết, một khi các niêm mạc ruột bị viêm chắc chắn sẽ gây nên những rối loạn về đường ruột ở cả người lớn và trẻ em. Căn bệnh này còn được gọi là bệnh nhiễm khuẩn đường ruột, đây là một bệnh lý thường gặp hơn ở trẻ em với chế độ ăn uống thiếu khoa học. Theo nghiên cứu thì hầu hết các bé đang ở giai đoạn những năm đầu đời có hệ tiêu hóa còn non nớt dễ bị viêm hơn.

  • Nứt hậu môn

Nứt hậu môn thường xảy ra khi trẻ bị táo bón, lúc này phân sẽ cứng khiến trẻ càng cố rặn càng dễ gây chảy máu ở bộ phận hậu môn. Khi cha mẹ thấy trẻ đi ngoài ra máu do nứt hậu môn thì nên cho bé ăn nhiều chất xơ, kết hợp các loại thực phẩm có tính lành mát, nếu trẻ đang còn bú mẹ thì mẹ cần bổ sung các loại thực phẩm này để trẻ dễ dàng đi ngoài hơn.

  • Tiêu chảy viêm nhiễm

Tiêu chảy viêm nhiễm là tình trạng bất thường ở hệ tiêu hóa, xảy ra khi môi trường sinh hoạt thay đổi đột ngột, hoặc cũng có thể do thực phẩm và nguồn nước bị ô nhiễm. Đây là những nguyên nhân phổ biến dẫn đến hiện tượng tiêu chảy do viêm nhiễm với triệu chứng đi cầu ra máu ở trẻ em. Đặc biệt là bệnh này thường hay gặp ở trẻ nhỏ đang trong độ tuổi mẫu giáo. Lúc này, trong phân vẫn sẽ xuất hiện máu kèm theo triệu chứng đau bụng dưới và sốt cao.

Riêng dối với trẻ đang trong độ tuổi bú mẹ thì tình trạng đi cầu ra máu ở trẻ em có thể xuất phát do một số nguyên nhân sau:

+ Tiêu chảy do trẻ bị nhiễm vi khuẩn: salmonella, vi khuẩn lị, E. Coli…

+ Lồng ruột cấp tính: Khi trẻ nhỏ bị lồng ruột cấp tính thường sẽ bị đau bụng từng cơn và đi ngoài ra phân có máu lẫn nhầy. Đáng chú ý là trường hợp này lại thường xảy ra ở những trẻ em dưới 2 tuổi.

+ Trẻ nhỏ nếu không hợp với một số loại sữa nào đó thì sẽ rất dễ bị viêm đại tràng gây chảy máu khi đi ngoài.

+ Nếu trẻ nhỏ bị bệnh viêm loét túi thừa cũng rất dễ dẫn đến chảy máu khi đi ngoài.

+ Trẻ bị táo bón do nguyên nhân từ thực đơn ăn dặm thiếu chất xơ dễ gây phân có chứa máu.

>>>> XEM THÊM: 

Khi nào dấu hiệu đi cầu ra máu ở trẻ em được coi là nguy hiểm?

Các chuyên gia khẳng định, chỉ với một lượng máu nhỏ khi đi ngoài xảy ra ở trẻ nhỏ đều rất nguy hiểm. Phụ huynh cần lưu ý là con trẻ rất có thể bị sốc do mất máu, trường hợp nặng còn có thể dẫn tới tử vong.

+ Mức độ nhẹ: Trẻ sẽ bị đi ngoài ra máu ít, lúc này máu chỉ dính ở phân và trẻ vẫn có thể hoạt động bình thường, da bé vẫn hồng hào…

+ Ở cấp độ nặng: Trẻ sẽ đi ngoài ra máu nhiều hơn và tình trạng này sẽ xảy ra liên tục. Lúc này phân chỉ toàn máu và gần như là không cầm được máu khiến da bé nhợt nhạt, mệt mỏi, yếu sức… Đây chính là lúc phụ huynh cần sớm đưa bé tới gặp bác sĩ để có thể cầm máu cho bé, tránh biến chứng nguy hiểm.

Đi ngoài ra máu ở trẻ em

Đi đại tiện ra máu ở trẻ em có nguy hiểm không?

Khi trẻ đi ngoài ra máu đó là dấu hiệu cảnh báo trẻ nhỏ rất có thể đã mắc một loại bệnh khá là nguy hiểm về hệ tiêu hóa mà các bậc phụ huynh nên chú ý đưa con đi khám ngay. Tình trạng này nếu để lâu ngày dẫn tới nặng và kéo dài liên tục sẽ gây biến chứng nguy hiểm với trẻ nhỏ.

Trong trường hợp không được chữa trị kịp thời, trẻ nhỏ có thể sẽ gặp phải những biến chứng khôn lường xuất phát từ những căn bệnh thuốc hệ tiêu hóa nguy hiểm như sau:

+ Đi ngoài ra máu lâu và liên tục sẽ khiến trẻ bị mất máu, dễ dẫn đến thiếu máu có thể sẽ gây tụt huyết áp, suy nhược cơ thể.

+ Trẻ em bị đi ngoài ra máu trong thời gian dài có nguy cơ cao sẽ khiến vùng da quanh hậu môn bị bệnh viêm loét, nhiễm trùng dễ dẫn đến hoại tử.

+ Nếu tình trạng này nếu kéo dài còn có thể dẫn đến nhiều bệnh lý ở hệ tiêu hóa nghiêm trọng hơn cho bé như bệnh ung thư trực tràng hay bị viêm nhiễm đường sinh dục… Đây đều là những căn bệnh dễ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nhỏ cũng như sự phát triển toàn diện trong tương lai. Một số trường hợp trẻ nhỏ bị đi ngoài mất máu quá nhiều còn có nguy cơ dẫn đến tử vong.

Đi cầu ra máu ở trẻ em – chữa thế nào?

Có rất nhiều bậc phụ huynh đặt câu hỏi về cách chữa trẻ đi ngoài ra máu an toàn hiệu quả và nhanh khỏi nhất hiện nay. Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, nếu thấy trẻ bị đi ngoài ra máu thì cha mẹ tuyệt đối không được tự y mua thuốc điều trị tại nhà, vì điều này rất nguy hiểm bởi nếu tự chẩn đoán sai bệnh, uống sai thuốc và sử dụng sai phương pháp sẽ khiến tình trạng bệnh lý nặng hơn, không những không khỏi còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Vì thế, lời khuyên tốt nhất dành cho các mẹ là nên chú ý quan sát kỹ tình trạng đi cầu ra máu của trẻ, đồng thời để ý tới màu sắc phân cũng như màu sắc máu ra khi đi ngoài,… của trẻ để kịp thời đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay. Các bác sĩ có kiến thức chuyên môn sẽ chẩn đoán chính xác tình trạng và loại bệnh mà trẻ mắc phải để phương án điều trị thích hợp nhất.

Qua kết quả khám và xét nghiệm, các bác sĩ sẽ dựa trên đó để đưa ra phương án chữa trị phù hợp cũng như cho các bậc phụ huynh lời khuyên tốt nhất để chăm sóc bé mau khỏi bệnh:

+  Phụ huynh cần cho bé bú sữa mẹ, đây là cách tốt nhất để đường tiêu hóa hoạt động bình thường, đồng thời giúp hệ miễn dịch được nâng cao.

+ Hãy nhớ kiểm tra lại thức ăn, đồ uống hay các loại thuốc của bé trước khi sử dụng.

+ Uống thuốc kháng sinh chỉ trong trường hợp nếu nguyên nhân đi ngoài ra máu và có chất nhầy là do nhiễm vi khuẩn đường ruột.

Trong trường hợp đi ỉa ra máu ở trẻ em nặng, có chất nhầy kèm dấu hiệu sốt cao, mất nước hoặc máu chảy ra nhiều thì phải đưa đi cấp cứu ngay lập tức.

Cha mẹ cần làm gì khi thấy con đi ngoài ra máu?

Khi thấy bé có dấu hiệu đi ngoài ra máu, bố mẹ cần bình tĩnh theo dõi đồng thời đưa con đến các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được khám và chữa bệnh bằng phương pháp tốt nhất. Việc cho trẻ đi khám sớm sẽ giúp các bác sĩ xác định được nguyên nhân bệnh lý cụ thể khiến trẻ bị đi ngoài ra máu là gì. Dựa trên các triệu chứng đó, bác sĩ sẽ dễ dàng đánh giá tình trạng, phỏng đoán nguyên nhân để có phương án xử lý tốt nhất.

Còn đối với các bậc phụ huynh thì cần lưu ý tới những điều sau:

+ Xây dựng cho con một chế độ dinh dưỡng hợp lý như:  bổ sung chất xơ, các loại rau củ quả trong thức ăn hàng ngày của trẻ để ngăn chặn tình trạng táo bón hay rối loạn hệ tiêu hóa.

+ Hãy nhớ chho con uống đủ chất lỏng mỗi ngày, đặc biệt là nước tinh khiết.

+ Tập thói quen đi ngủ đúng giờ cho trẻ nhỏ.

+ Giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh thân thể cho bé thật sạch sẽ trước và sau khi ăn để tránh đám vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể gây bệnh.

+ Mẹ cần rửa tay thật sạch trước mỗi lần cho con ăn.

+ Hãy tích cực cho con vận động nhiều hơn không chỉ giúp trẻ chắc khỏe mà còn giúp hệ tiêu hóa của bé vận hành tốt, bé dễ đi đại tiện và tránh được táo bón do phân vón cục.

+ Hãy chú ý đổi sữa ngay nếu như thấy trẻ ăn bị đi ngoài và táo bón trong thời gian dài. Riêng các bà mẹ đang cho con bú thì cần cải thiện cho mình một chế độ ăn uống khoa học để giúp giảm tình trạng đi ngoài ra máu cho bé.

+ Quan trọng nhất là hãy đưa trẻ đi gặp bác sĩ để được khám và tư vấn kịp thời.

Khi thấy hiện tượng đi cầu ra máu ở trẻ em, cha mẹ cần nhanh chóng đưa con mình đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt, tránh hệ lụy nguy hiểm. Hi vọng những thông tin trên đây đã giúp các bậc phụ huynh nắm được kiến thức cơ bản để phòng ngừa bệnh cho con mình an toàn, hiệu quả.

BÀI VIẾT KHÁC

gắn bi dương vật

Gắn bi cậu nhỏ là gì? Tác dụng và chi phí thực hiện

Đối với nam giới, dương vật to khỏe...

xuất tinh ngoài có thai không

Xuất tinh bên ngoài có thai được không?

Xuất tinh ngoài có thai không? hay xuất...

cách nhận biết con gái còn trinh

Cách nhận biết con gái còn trinh

Có rất nhiều người thắc mắc về...

mất cảm giác khi quan hệ ở nữ

Hiện tượng mất cảm giác khi quan hệ ở nữ giới test

Quan hệ không có cảm giác ở nữ giới...

cách tăng kích thước dương vật

Cách tăng kích thước dương vật tét

Dương vật là một trong những bộ phận...

Đặt hẹn khám bệnh
Quy trình khám bệnh Bài viết mới nhất Bài viết xem nhiều
hỗ trợ trực tuyến
hot line : 03.56.56.52.52
ĐẶT LỊCH HẸN ONLINE
share-mang-xa-hoi
close

Nhập số điện thoại của Bạn