Rau bám mặt sau là một trong những vị trí an toàn, đảm bảo cho thai nhi hấp thụ được tối đa nguồn dưỡng chất từ mẹ, đồng thời không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai cho đến cuối thai kỳ. Một số thông tin chia sẻ chi tiết hơn ngay sau đây sẽ giúp chị em nắm bắt thêm nguồn thông tin chính xác về vấn đề này.
Nhau thai hoặc rau thai là gì?
Trong giai đoạn thai kỳ, mẹ và thai nhi là một chỉnh thể thống nhất, được gắn kết với nhau thông qua nhau thai (còn gọi là rau thai).
Nhau thai là một bộ phận rất quan trọng kết nối thai với thành tử cung của người mẹ, có vai trò vận chuyển oxy và các chất dinh dưỡng cần thiết qua dây rốn từ mẹ sang thai nhi, đồng thời cũng là con đường để loại bỏ các chất thải ra khỏi máu của thai.
Điều này có ý nghĩa rất quan trọng để đảm bảo cho sự phát triển, duy trì sự sống của thai trong toàn bộ giai đoạn thai kỳ.
Phần rau thai này có dạng hình tròn, màu đỏ và trọng lượng có thể đạt mức 0,9 kg, bộ phận này được hình thành ngay từ khi trứng được thụ tinh và làm tổ trong tử cung của người phụ nữ. Khi trứng thụ tinh, các tế bào sẽ chia thành 2 nhóm như sau:
- Nhóm 1: các tế bào hình thành nên nhau thai.
- Nhóm 2: Các tế bào hình thành nên thai nhi.
Sau đó, nhau thai sẽ bám vào lớp nội mạc tử cung và bắt đầu quá trình nuôi dưỡng thai nhi. Mẹ có thể quan sát được nhau thai ở khoảng tuần thứ 10 thông qua các hình thức siêu âm (thông thường là 2D)
Trọng lượng, kích thước của nhau thai sẽ tăng dần để phù hợp với sự phát triển của thai nhi, cho đến khi sinh ra, phần rau thai có thể nặng từ 500 – 900gr.
Trên thực tế, nhau thai không được cấu tạo bởi bất cứ tế bào thần kinh nào, không chịu ảnh hưởng điều khiển, kiểm soát của hệ thống não bộ, tủy sống nhưng đóng vai trò đặc biệt quan trọng cung cấp nguồn sống cho thai ngay từ giai đoạn bào tử.
Theo ước tính, có khoảng 550ml dưỡng chất được bơm vào tử cung quan rau thai nhằm cung cấp dưỡng chất trao đổi giữa mẹ và thai kỳ. Tuy nhiên, bộ phận này sẽ được tử cung co bóp đẩy ra ngoài ngay sau khi em bé chào đời.
Việc xác định chính xác vị trí của nhau thai có ý nghĩa rất quan trọng, quyết định đến độ an toàn của thai trong tử cung, cũng như khả năng sinh thường hay sinh mổ của sản phụ.
Rau bám mặt sau có tốt không?
Sau khi trứng được thụ tinh và vào tử cung làm tổ, rau thai có thể bám dính ở bất cứ vị trí nào trong tử cung của người mẹ, thông thường chúng sẽ bám vào một trong bốn điểm sau để phát triển:
- Rau bám mặt trước: rau bám ở mặt trước, trên thành trước của tử cung, gần phía bụng.
- Nhau bám mặt sau, trên thành sau của tử cung, gần cột sống nhất.
- Vị trí cơ bản: trên thành phía trên cùng của tử cung.
- Vị trí bên: khi này rau thai sẽ nằm ở bên phải hoặc bên trái của tử cung người mẹ.
Đây là 4 vị trí tốt để thai nhi bám bào và phát triển. Như vậy, với những né có rau bám mặt sau thì các mẹ hoàn toàn yên tâm, thai đang ở vị trí tốt, đặc biệt rất thuận lợi để mẹ có thể cảm nhận khá rõ những cử động nhỏ của bé từ rất sớm.
* Tuy nhiên, vị trí nhau thai có thể thay đổi tình trạng sức khỏe của người mẹ hoặc thai lớn lên, tử cung tăng kích thước …nếu nằm sai lệch khỏi các vùng an toàn sẽ có ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe của cả mẹ và con.
Do đó, tuyệt đối mẹ không được chủ quan mà bỏ qua các mốc khám thai quan trọng, có những vấn đề của thai mà mẹ hoàn toàn không thể nhận ra nếu chỉ căn cứ vào phận xạ tay chân của con và siêu âm sẽ giúp mẹ phát hiện sớm các vấn đề của thai, được các bác sĩ chuyên khoa can thiệp xử lý đúng cách, kịp thời.
>>> XEM THÊM: Quan hệ khi mang thai có nguy hiểm không?
Một số yếu tố có thể gây ảnh hưởng tới nhau thai – mẹ bầu cần hết sức chú ý
Nhau thai đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của thai nhi trong toàn bộ giai đoạn thai kỳ. Biết được một số yếu tố có thể gây ảnh hưởng đến nhau thai dưới đây sẽ giúp mẹ bầu phòng tránh các rủi ro không mong muốn:
– Độ tuổi của mẹ khi mang thai: Độ tuổi mang thai lý tưởng nhất là dưới 35 tuổi, đối với những mẹ bầu trên 40 gặp các vấn đề bất thường ở nhau thai cao hơn hẳn các độ tuổi ít hơn.
Một số rất ít các trường hợp ở những người từng bị sảy thai, sinh non hoặc mắc các bệnh liên quan tới tử cung cũng có ảnh hưởng nhất định đến tình trạng của rau thai.
– Mẹ bầu bị mắc hội chứng rối loạn đông máu hoặc có tiền sử gia đình mắc phải hội chứng này cũng gây ra ảnh hưởng đến rau thai.
– Trạng thái tinh thần căng thẳng, mệt mỏi cũng là yếu tố tác động xấu đến thai và vấn đề này người mẹ có thể khắc phục được.
– Nếu phụ nữ từng bị mắc các bệnh liên quan tới nhau thai thì khả năng lặp lại tình trạng này ở những lần mang thai tiếp theo rất cao.
– Sử dụng chất kích thích trong thời gian dài: việc dùng rượu, bia, thuốc lá hay các chất kích thích,… có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới nhau thai và thai nhi, dễ dẫn đến hậu quả khó lường.
– Thai phụ bị ngã, bị vật nhọn đâm vào vùng bụng, hoặc các tổn thương ở vùng bụng đều… có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới mức độ bám dính của nhau thai.
– các bà mẹ mang song thai, ba thai,…sẽ có có nhau thai phát triển yếu hơn.
– Huyết áp của người mẹ tác động không nhỏ đến sự phát triển của bánh nhau. Nếu bạn bị huyết áp cao trong quá trình mang thai, hãy chú ý theo dõi định kỳ tại các phòng khám sản phụ khoa để kiểm soát vấn đề này để đảm bảo sức khỏe của sản phụ và thai nhi trong suốt thai kỳ.
– Hiện tượng bong nút nhầy cổ tử cung sớm có thể khiến nhau thai gặp nguy hiểm.
Nhau bám mặt sau là trai hay gái?
Hiện nay, có một số mẹ vẫn truyền tai nhau về quan niệm rau bám mặt trước sẽ sinh con gái và ngược lại, nhau thai bám mặt sau sẽ sinh con trai. Tuy nhiên, các nhà khoa học chưa biết, quan niệm này không chính xác và chưa có bất cứ nghiên cứu nào khẳng định được vấn đề này.
Trên thực tế, có những bà mẹn nhau thai bám phía trước vẫn sinh con trai và rau bám mặt sau vẫn có thể sinh ra con gái. Do đó, cách chính xác nhất để xác định giới tính của thai nhi là đi siêu âm hoặc làm xét nghiệm máu.
Một số vị trí bám của rau thai thai nguy hiểm mẹ bầu cần biết
Như trên đã chia sẻ, vị trí bám của nhau thai có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển, an toàn của thai nhi và chính sản phụ. Dưới đây là chúng tôi sé chia sẻ chi tiết về các vị trí bám của nhau thai được đánh giá là nguy hiểm, cần được theo dõi trong suootsb thai kỳ:
– Nhau tiền đạo: Đây là tình trạng khá nguy hiểm khi rau thai che phủ một phần hoạc toàn bộ cổ tử cung của sản phụ.
Khi có vị trí bám dính này, sản phụ và thai nhi có thể phải đối mặt với một số biến chứng nguy hiểm như sinh non, chảy máu rau thai, thai bị di tật bẩm sinh.
Nếu đang gặp phải tình trạng như vừa chia sẻ, sản phụ tốt nhất là tránh vận động mạnh, tuyệt đối không được kích thích để tử cung co bóp, hay liên hệ với các cơ sở y tế chuyên về sản phụ khoa để được theo dõi và có hướng xử lý kịp thời nếu có các bất thường xảy ra.
– Rau bám mặt thấp: nguyên nhân chủ yếu là do trứng sau thụ tinh bám dính ở vị trs phía dưới của tử cung.
Những sản phụ có tiền sử nạo hút thai hoặc tử cung của mẹ bị dị dạng,….có tỷ lệ bị rau thai bám thấp cao hơn. Rau thai bám thấp là một phần của rau tiền đạo, gây khó khăn trên đường di chuyển của thai nhi khi chuyển dạ, mẹ dễ bị mất máu nhiều, gây nguy hiểm cho tính mạng của sản phụ và thai nhi.
Phát hiện nhau rau bám mặt thấp, mẹ bầu phải thường xuyên đi khám định kỳ. Nếu vị trí bám quá thấp, bác sĩ sẽ có thể yêu cầu bạn nằm viện để tiện theo dõi ở khoảng tháng 3 – 4 của thai kỳ. Trường hợp này thưởng có khả năng sinh non, sảy thai cao và có chỉ định sinh mổ để đảm bảo an toàn của cả hai.
– Rau cài răng lược:
Đây là tình trạng bánh nhau ăn sâu vào thành tử cung dẫn đến sau khi sinh, nhau thai không thể tự bong tróc ra được. Điều này sẽ khiến sản phụ rất đau đớn
Rau cài răng lược là hiện tượng rất nguy hiểm, gây ra nhiều biến chứng khi sinh, đặc biệt là rất dễ bị xuất huyết trong quá trình phẫu thuật tách nhau.
Để đảm bảo an toàn, khi bị hiện tượng rau cài răng lược, mẹ cũng cần đi khám thường xuyên và nhập viện ngay nếu bác sĩ yêu cầu.
* Nếu đang ở Hà Nội, chị em có thể đến trực tiếp phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi để được các bác sĩ chuyên khoa chăm sóc toàn diện sức khỏe của bạn và con yêu trong suốt giai đoạn thai kỳ.
Như vậy, với những chia sẻ ở trên, chắc hẳn đã giúp các mẹ giải đáp thắc mắc: rau bám mặt sau là gì? có nguy hiểm không. Mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề này, bạn đọc vui lòng liên hệ theo số Hotline: 03.56.56.52.52 hoặc chat tại [Tư vấn trực tuyến] để được các bác sĩ sản – phụ khoa tại phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi giải đáp cụ thể