THỜI GIAN LÀM VIỆC: 8H - 20H : Tất cả các ngày trong tuần, kể cả ngày nghỉ lễ
phong-kham-nam-hoc-ha-noi-52-nguyen-trai

Tụt bụng sớm khi mang thai có nguy hiểm không?

mang-xa-hoi

Tụt bụng sớm khi mang thai là một dấu hiệu mà các mẹ bầu cần phải hết sức lưu ý. Bởi đây có thể là dấu hiệu dự đoán mẹ bầu sinh sớm hoặc có vấn đề về thai kỳ cần lưu ý. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về vấn đề này thông qua bài viết dưới đây, để từ đó có biện pháp phù hợp khi bị tụt bụng sớm trong thai kỳ.

Tụt bụng ở bà bầu là như thế nào?

Đến những tháng cuối của thai kỳ, thai nhi đã phát triển với kích thước lớn và sẽ dần di chuyển xuống bên dưới tử cung, cuối cùng dừng lại ở vùng khung xương chậu. Điều này làm cho bụng bầu sẽ tụt xuống thấp hơn so với trước đó.

Có thể nói tụt bụng khi mang thai là biểu hiện rõ ràng và dễ nhận biết nhất trước khi mẹ bầu “vượt cạn”.

Bụng bầu tụt từ tuần bao nhiêu ?

Nhiều chị em thắc mắc rằng, bụng bầu sẽ tụt xuống từ tuần bao nhiêu? Đối với thời gian tụt bụng thì thường có sự chênh lệnh và không thể nói chính xác được.

Trong trường hợp các mẹ lần đầu mang thai thì thường bụng bầu tụt ở tuần 36 hoặc trước thời gian dự sinh từ 2-4 tuần.

Còn với các mẹ bầu đã từng sinh nở trước đó, vùng xương chậu đã giãn nở hơn thì khi mẹ bầu tụt bụng sẽ kèm theo triệu chứng rỉ ối, đau đẻ… và chuẩn bị sinh.

tụt bụng sớm khi mang thai

Vậy bụng bầu tụt sớm khi mang thai có nguy hiểm không?

Như đã nói ở trên, đối với những bà bầu mang thai lần đầu thì thường sẽ tụt bụng vào tuần thứ 36 hoặc muộn hơn. Còn với những mẹ bầu đã từng sinh nở thì bụng bầu thường tụt sát ngày dự sinh.

Tuy nhiên, có một số mẹ bầu lại bị tụt bụng sớm khi có bầu. Vậy trường hợp bị tụt bụng sớm khi mang thai có nguy hiểm gì không?

Đối với vấn đề này, các bác sĩ chuyên sản phụ khoa cho biết rằng, việc mẹ bầu tụt bụng sớm có nguy hiểm hay không còn phụ thuộc vào tuần thai và vị trí tụt bụng, các dấu hiệu kèm theo,…

Bụng bầu tụt chỉ khẳng định rằng đầu bé đã di chuyển xuống xương chậu. Tuy nhiên, còn ở vị trí nào của xương chậu thì chưa rõ. Do kích thước xương chậu khá dài nên được chia làm 3 cấp đó là phần đầu, giữa và cuối.

Em bé chỉ thực sự sắp chui ra ngoài khi di chuyển tới phần cuối của xương chậu. Bởi vậy, việc bụng bầu tụt xuống khi mang thai không đồng nghĩa với việc các mẹ sẽ sinh non. Vì khả năng khả năng có thể lúc đó đầu em bé mới di chuyển đến phần đầu của xương chậu thôi.

Do đó, nếu gặp phải tình trạng tụt bụng bầu khi mang thai trước 36 tuần thì mẹ bầu cũng đừng quá lo lắng và căng thẳng. Hãy giữ cho mình một tinh thần thật thoải mái. Đồng thời, kết hợp theo dõi thêm một số biểu hiện bất thường khác như: chảy máu âm đạo, đau bụng, cơn gò… để kịp thời xử lý.

Như vậy, nếu tụt bụng sớm khi có thai trước tuần 36 mà không có dấu hiệu chảy máu âm đạo, vỡ ối, đau bụng, cơn gò,… thì mẹ bầu có thể yên tâm nhé. Tuy nhiên, nếu bụng bầu tụt khi mang thai kèm theo các dấu hiệu đó thì mẹ bầu nên gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn, xử lý kịp thời, tránh tình trạng sinh non.

Dấu hiệu nhận biết bà bầu tụt bụng sớm khi mang thai

Những dấu hiệu tụt bụng khi mang thai  đều rất dễ để quan sát. Nếu mẹ bầu nhận thấy bản thân có một số biểu hiện dưới đây thì đồng nghĩa với vinệc gày lâm bồn không còn xa nữa. Các dấu hiệu tụt bụng bầu sớm bao gồm:

Bụng bầu tụt xuống thấp

Khi bụng bầu tụt xuống thấp thì có nghĩa là em bé đã quay đầu xuống vùng chậu. Lúc này thời gian lâm bồn sẽ không còn xa nữa, có thể là sau 1-4 tuần nữa là mẹ sẽ sinh.

Mẹ bầu có thể xác định dấu hiệu tụt bụng này bằng cách để ý xem phần ngực còn chạm được vào vùng trên của bụng bầu nữa hay không. Trong trường hợp ngực không còn chạm vào được nữa thì có thể khẳng định rằng bụng bầu đã tụt xuống bên dưới rồi.

Có không ít bà bầu còn nhận thấy một rất chân thật khi thai trong bụng lọt tới khung xương chậu, rồi chỉ sau đó ít ngày là mẹ bầu vượt cạn.

Đi tiểu nhiều hơn

Việc mẹ bầu đi tiểu nhiều hơn cũng là một dấu hiệu cho thấy em bé đã di chuyển sâu xuống bên dưới khung chậu. Bởi khi đó, em bé trong bụng sẽ chèn ép, tạo thành áp lực tác động vào bàng quang, khiến cho mẹ bầu đi tiểu nhiều hơn.

Tuy nhiên, dấu hiệu bụng tụt này đôi khi dễ bị nhầm lẫn với tình trạng viêm đường tiết niệu khi mang thai. Do cả 2 trường hợp đều khiến các mẹ bầu buồn tiểu và đi tiểu nhiều hơn.

Áp lực đè lên xương chậu tăng

Thai nhi khi di chuyển xuống xương chậu sẽ chèn ép xương chậu, khiến mẹ bầu cảm thấy vị trí này không được thoải mái. Nhiều lúc còn có cảm giác như mình sắp sinh, em bé sắp chui đầu ra ngoài.

Cảm giác khó chịu này sẽ tăng lên khi mẹ bầu đi lại, di chuyển. Điều này khiến mẹ bầu không thể đi với dáng đi bình thường được nữa. Đến càng gần ngày sinh nở, thì dáng đi của các mẹ bầu càng trở nên khó khăn, nặng nề và ì ạch.

Giảm cảm giác ợ nóng

Ợ nóng là tình trạng thường xuyên xảy ra  với các bà bầu trong thai kỳ. Thai phụ sẽ bị những cơn ợ nóng này tấn công, khi mà dạ dày và tử cung “tranh giành” không gian trong bụng.

Tuy nhiên, trong tháng cuối của thai kỳ, khi bụng bầu đã tụt sâu xuống phía bên dưới. Khoảng không gian dành cho dạ dày sẽ được mở rộng và mẹ bầu thoát khỏi chứng ợ nóng khi mang thai. Đặc biệt là còn cảm thấy ăn nhiều hơn mà không thấy no.

Dễ thở hơn

Cũng tương tự như với dạ dày, khi bụng bầu tụt sâu xuống dưới, phổi của mẹ bầu cũng được giải phóng khỏi sự chèn ép. Do đó, việc hít thở sẽ dễ dàng hơn và không còn thở hổn hển nữa.

Táo bón hoặc trĩ

Hiện tượng bà bầu bị táo bón hoặc trĩ trong thời gian cuối của thai kỳ rất phổ biến ở các mẹ bầu và gây nhiều khó chịu. Để giảm thiểu tối đa cảm giác khó chịu này, thì mẹ bầu hãy cố gắng bổ sung nhiều chất xơ, uống nhiều nước hơn nhé.

Bên cạnh đó, còn một dấu hiệu tụt bụng sớm khi mang thai cũng đáng chú ý, đó là hình dạng của bụng bầu. Ở trạng thái bình thường, bụng bầu sẽ có hình dạng tròn xoe, còn khi bụng bầu tụt xuống sẽ có hình dạng dài và xệ xuống.

>>> XEM THÊM: Dấu hiệu có thai sau sinh

Bụng bầu tụt bao lâu thì sinh?

Tụt bụng khi mang thai chỉ là một trong số rất nhiều dấu hiệu sắp đến ngày sinh. Các bác sĩ chuyên khoa Phụ sản cho biết, các mẹ có thể dựa vào các yếu tố dưới đây để xác định tụt bụng bao lâu thì mẹ bầu sinh:

  • Dựa trên số lần mang thai của mẹ bầu: Nếu mẹ mang thai lần đầu thì thường sau đó từ 1-4 tuần sẽ sinh. Còn nếu đã tùng sinh trước đó thì có thể là chỉ ít ngày nữa là sinh.
  • Có một số trường hợp mẹ bầu bụng đã bị tụt rồi nhưng sau đó lại không tụt nữa vì đầu của thai nhi chưa nằm ở vị trí cố định.
  • Bên cạnh đó, cũng có không ít thai phụ cho đến tận ngày sinh vẫn không nhận thấy biểu hiện tụt bụng.

Chính vì thế, các mẹ không nên quá dựa dẫm vào dấu hiệu bụng tụt. Ngay khi bước vào tháng cuối của thai kỳ thì sẵn sàng tâm lý, chuẩn bị các vật dụng cần thiết để sẵn sàng “vượt cạn” bất cứ khi nào.

bụng bầu bị tụt sớm

Bụng bầu không tụt có đẻ thường được không?

Với vấn đề mẹ bầu gần đến ngày dự sinh mà bụng bầu vẫn chưa tụt có sinh thường được không? thì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

  • Khả năng giãn nở tử cung của mẹ bầu có tốt không.
  • Thai nhi đã quay đầu theo ngôi thuận hay chưa.
  • Tình trạng sức khỏe của thai nhi trong bụng như thế nào.
  • Sức khỏe của người mẹ có đảm bảo để sinh thường hay không.

Có thể nói, việc tụt bụng khi mang bầu chỉ là một trong những yếu tố đánh giá thai kỳ của người phụ nữ. Nó không quyết định việc bạn có thể sinh thường được hay không. Bởi vậy, nếu mang thai đến tuần 38, 39 mà chưa tụt bụng thì mẹ bầu cũng đừng lo lắng quá nhé.

Khi nào dấu hiệu bụng tụt đồng nghĩa với mẹ sắp chuyển dạ

Để giải đáp cho các chị em về việc bụng bầu tụt sớm có bị sinh non không. Dưới đây là một số dấu hiệu bụng tụt đồng nghĩa với việc sắp chuyển dạ như sau:

Thai nhi ít ngọ nguậy hơn bình thường

Một dấu hiệu sắp sinh mà mẹ bầu cần chú ý đó là sau khi bị tụt bụng, thai phụ cần chú ý đến các hoạt động của thai nhi trong bụng nhằm phòng tránh nguy cơ: suy thai, thiếu ối…

Nếu cảm nhận thấy thai nhi ít ngọ nguậy hơn, bà bầu hãy tới gặp bác sĩ sản phụ khoa để kiểm tra kỹ càng. Hãy hỏi thêm bác sĩ về cách đếm cử động của thai nhi những tuần cuối như thế nào.

Những cơn gò

Càng về những ngày cuối của thai kỳ, cảm giác đau đớn do cơn gò gây ra ngày càng nặng hơn. Đó có thể là chỉ cơn gò giả, nhưng không thể ngoại trừ khả năng cơn gò thật và các mẹ chuẩn bị sinh nở thật.

Nếu không chắc chắn là cơn gò thật thì tốt nhất mẹ bầu hay liên hệ ngay với bác sĩ, hoặc đến thẳng bệnh viện để sẵn sàng cho mọi trường hợp.

Bị chuột rút và đau lưng nhiều hơn

Gần đến ngày lâm bồn, phụ nữ mang thai sẽ xuất hiện dấu hiệu chuột rút và có cảm giác đau nhức ở xung quanh háng và vùng lưng.

Dấu hiệu này sẽ mạnh hơn và rõ hơn đối với các mẹ lần đầu mang thai. Bởi khi đó, các cơ khớp ở vùng xương chậu và tử cung của người mẹ sẽ bị kéo căng ra, để sẵn sàng cho giây phút em bé chào đời.

Tiêu chảy

Khi mẹ bầu chuẩn bị lâm bồn, kích thích tố khi sinh nở sẽ tác động lên ruột. Điều này khiến cho các mẹ cảm thấy đau nhói ở bụng và đi ngoài với mật độ nhiều hơn, phân lỏng hơn.

Đây là hiện tượng cần thiết nhằm thải những chất thải cặn bẩn khỏi ruột đê tạo điều kiện tốt cho thai nhi trong bụng phát triển.

Sự tăng mạnh của hormone này có thể gây cảm giác buồn nôn cho thai phụ. Vì thế, các mẹ hãy nhớ uống nhiều nước hơn và không nên ăn quá no, cần hạn chế các món ăn khó tiêu.

Vỡ ối

Nếu hiện tượng tụt bụng kèm theo vỡ ối thì quá trình chuyển dạ đã sắp diễn ra rồi đấy. Từ lúc vỡ ối cho đến khi sinh chỉ cách nhau khoảng vài giờ đồng hồ thôi.

Khi gặp hiện tượng vỡ ối, bà bầu cần tới bệnh viện nhanh nhất có thể. Bởi nếu để lâu có thể dẫn đến tình trạng cạn ối gây nguy hiểm cho thai nhi.

Ra máu âm đạo

Hiện tượng chảy máu âm đạo có thể bắt nguồn từ việc tử cung đang giãn mở ra. Đây là dấu hiệu rõ nét của quá trình chuyển dạ sắp diễn ra rồi đấy, mẹ và gia đình sắp được nhìn thấy em bé rồi đó.

Tụt bụng sớm khi mang thai nên làm gì?

Nếu quan sát thấy hiện tượng bụng bầu bị tụt sớm thì mẹ bầu hãy báo ngay cho bác sĩ để được kiểm tra, tư vấn kịp thời. Trong trường hợp thai dưới 30 tuần bị tụt bụng thì mẹ bầu nên đi khám ngay để kiểm tra xem có bất thường gì không.

Việc tụt bụng bụng bầu sớm có thể là dấu hiệu cảnh báo sinh non. Khi đó các bác sĩ sẽ hướng dẫn các mẹ một số cách giúp ngăn ngừa sinh non.

Đối với các mẹ tụt bụng xuống thấp vào tháng cuối thai kỳ thì hãy chuẩn bị tất cả hành trang để sẵn sàng vào viện bất cứ lúc nào.

Để giữ được an toàn tuyệt đối cho cả mẹ và bé, chị em thai phụ hãy cố gắng theo dõi thật kỹ các dấu hiệu bụng bầu tụt xuống theo hướng dẫn của bác sĩ. Để có được tâm lý cũng như sự chuẩn bị tốt nhất trong mọi tình huống.

Thông qua những thông tin về vấn đề tụt bụng sớm khi mang thai hi vọng đã giúp các chị em nắm bắt được các dấu hiệu tụt bụng. Để từ đó có sự chuẩn bị tốt nhất, an toàn nhất cho mẹ và bé.

Mọi thắc mắc về các vấn đề sản phụ khoa cần được giải đáp thì hãy liên hệ với chúng tôi theo số: 03.56.56.52.52 hoặc đặt câu hỏi trực tuyến trên website để được giải đáp cụ thể và chi tiết hơn.

BÀI VIẾT KHÁC

gắn bi dương vật

Gắn bi cậu nhỏ là gì? Tác dụng và chi phí thực hiện

Đối với nam giới, dương vật to khỏe...

xuất tinh ngoài có thai không

Xuất tinh bên ngoài có thai được không?

Xuất tinh ngoài có thai không? hay xuất...

cách nhận biết con gái còn trinh

Cách nhận biết con gái còn trinh

Có rất nhiều người thắc mắc về...

mất cảm giác khi quan hệ ở nữ

Hiện tượng mất cảm giác khi quan hệ ở nữ giới test

Quan hệ không có cảm giác ở nữ giới...

cách tăng kích thước dương vật

Cách tăng kích thước dương vật tét

Dương vật là một trong những bộ phận...

Đặt hẹn khám bệnh
Quy trình khám bệnh Bài viết mới nhất Bài viết xem nhiều
hỗ trợ trực tuyến
hot line : 03.56.56.52.52
ĐẶT LỊCH HẸN ONLINE
share-mang-xa-hoi
close

Nhập số điện thoại của Bạn