Phụ nữ trong thời kỳ mang thai thường có sức đề kháng yếu đồng thời nội tiết tố thay đổi nhiều, chính là nguyên nhân khiến chị em dễ dàng mắc các bệnh phụ khoa. Và u xơ tử cung khi mang thai là một trong những bệnh lý nguy hiểm mà không ít chị em phụ nữ gặp phải gây nên nhiều phiền toái trong cuộc sống. Để giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng bệnh lý này cũng như bị u xơ tử cung khi mang thai phải làm sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ở bài viết dưới đây.
U xơ tử cung là gì?
U xơ tử cung hay còn gọi là u mềm cơ trơn (leiomyoma) hoặc bướu thịt tử cung (myoma) là một loại u lành tính bao gồm các khối cơ và mô xơ dính liền với nhau phát triển ở thành tử cung (đôi khi ở bên ngoài tử cung). Theo thời gian, những khối u này sẽ càng trở nên dày đặc, kích thước các khối u xơ từ rất nhỏ đến rất lớn. Bệnh u xơ tử cung thường gặp ở những người trong độ tuổi từ 30 – 50 tuổi.
Xem thêm :
U xơ tử cung khi mang thai phát triển như thế nào?
Theo Bác sĩ chuyên khoa tại phòng khám Đa khoa Nguyễn Trãi cho biết, phụ nữ mắc u xơ cổ tử cung khi mang thai sẽ làm cho khối u phát triển về mật độ và kích thước. Cụ thể như sau:
- Tình trạng của các u: Theo nghiên cứu thì u xơ tử cung khi mang thai sẽ mềm hơn so với u ở những chị em phụ nữ không mang thai. Do khối u mềm hơn nên dễ dàng bị ép dẹp lại. Tuy nhiên, nếu vị trí của u nằm ở vị trí thấp thì sẽ ảnh hưởng đến việc sinh nở của chị em.
- Kích thước của khối u: Trong giai đoạn mang thai kích thước của khối u sẽ tăng lên rất nhiều do các cơ sợi tăng sinh.
- Vị trí của các u xơ: Trong giai đoạn mang thai những khối u dưới phúc mạc thường bị đẩy lên vùng ổ bụng hoặc chui vào túi cùng Douglas…
Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của cả mẹ và bé, thì chị em bị mắc u xơ tử cung khi mang thai cần nhanh chóng tìm đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Dấu hiệu nhận biết u xơ tử cung khi mang thai?
Bị u xơ tử cung khi mang thai, chị em sẽ nhận thấy các dấu hiệu phổ biến như:
- Ra khí hư nhiều có màu trong suốt và có lúc khi ra loãng như nước.
- Rối loạn kinh nguyệt, các chu kỳ thường kéo dài hơn, máu ra nhiều hơn và có khi sẽ bị vón thành cục.
- Khi khối u to hơn kinh nguyệt sẽ không ra theo chu kỳ nữa mà nó có thể ra bất kể lúc nào dẫn đến tình trạng bị thiếu máu ở bà bầu, gây nên các cảm giác như mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, cơ thể xanh xao ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe.
- Tăng áp lực lên vùng chậu nên bạn hay thấy đau, căng tức vùng này
- Tiểu nhiều, tiểu rắt
- Táo bón
- Ở một số chị em có thể kèm theo các dấu hiệu sốt nhẹ, ra huyết, đau bụng…
Bị u xơ tử cung khi mang thai có nguy hiểm không?
U xơ tử cung sẽ làm cản quá trình thụ tinh của trứng và tinh trùng nếu mang thai rất dễ dẫn đến tình trạng sảy thai xảy ra, niêm mạc tử bị chèn ép gây khó khăn cho việc sinh đẻ.
Mặt khác u xơ tử cung còn khiến bà bầu đẻ non, đẻ thiếu tháng, rau thai sẽ bám ở các vị trí khác khiến cơn chuyển dạ kéo dài. Nếu khối u quá to có thể làm sản phụ không sinh thường được mà phải mổ, sót rau gây ra những biến chứng về sau này.
Ngoài ra, u xơ tử cung còn khiến bà bầu sinh non hoặc làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thai nhi làm thai nhi phát triển không bình thường.
Chính vì vậy, u xơ tử cung khi mang thai sẽ gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé vì vậy bà bầu nên hết sức lưu ý trong chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày để hạn chế tối đa sự nguy hiểm mà bệnh mang lại, đồng thời nên thăm khám phụ khoa định kỳ để kịp thời phát hiện và điều trị bệnh ngay ở giai đoạn đầu.
U xơ tử cung khi mang thai phải làm sao?
Tùy vào kích thước khối u cũng như vị trí của khối u mà các bác sĩ sẽ đưa ra những lời khuyên và cách xử lý cho chị em phụ nữ để hạn chế đến mức tối đa tình trạng nguy hiểm đối với cả mẹ và thai nhi.
- Trong giai đoạn mang thai:
Để hạn chế tình trạng sảy thai và sinh non ở chị em phụ nữ thì các bác sĩ phụ khoa khuyên rằng chị em phụ nữ nên nghỉ ngơi thật nhiều cùng với đó là chế độ dinh dưỡng hợp lý. Đồng thời nên xin chỉ dẫn của các bác sĩ chuyên khoa về việc sử dụng thuốc co bóp tử cung.
Trường hợp bị sảy thai: Nếu chị em phụ nữ không may bị sảy thai thì cần được kiểm tra kỹ xem có bị sót nhau, sót thai không. Trường hợp bị sót thì cần làm các thủ thuật hút thai để làm sạch buồng tử cung. Tránh gây những biến chứng nguy hiểm khác.
Trường hợp u xơ tăng nhanh về kích thước và có cuống xoắn thì cần được chỉ định phẫu thuật.
- Trong giai đoạn chuyển dạ:
Trường hợp khối u nằm ở vị trí không cản trở đường sinh của chị em phụ nữ thì vẫn có thể sinh tự nhiên. Tuy nhiên, khi sinh cần có sự theo dõi chặt chẽ của các bác sĩ để tránh những biến chứng trong khi sinh.
Trường hợp khối u to và chèn ép đường sinh của chị em phụ nữ thì cần được chỉ định sinh mổ.
- Trong giai đoạn sau khi sinh
Sau khi sinh chị em phụ nữ cũng cần được theo dõi cẩn thận và có những biện pháp can thiệp sau đó để khối u không phát triển hơn.
Bên cạnh việc áp dụng các phương pháp điều trị u xơ tử cung khi mang thai theo sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa thì tại phòng khám Đa khoa Nguyễn Trãi hiện nay, người bệnh còn được chỉ định sử dụng các bài thuốc Đông y có tác dụng tăng sức đề kháng, nâng cao thể trạng, hỗ trợ tiêu viêm, nhanh chóng hồi phục sức khỏe, cân bằng nội tiết tố, đảm bảo an toàn cho mẹ và bé, đồng thời hạn chế tối đa mức độ tái phát của bệnh.
Chị em cần lưu ý, giai đoạn mang thai có thể phát sinh nhiều bệnh gây nguy hiểm cho mẹ và sự phát triển của bé. Chính vì vậy, phụ nữ mang thai cần đi siêu âm, thăm khám thường xuyên để đảm bảo sức khỏe cho tốt nhất cho cả quá trình thai kỳ.
Trên đây là một vài thông tin về bệnh u xơ tử cung khi mang thai, hy vọng đã giúp chị em có thêm kiến thức để bảo vệ sức khỏe của bản thân và hạnh phúc gia đình. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ qua Hotline: 024.33.99.52.52 – 03.56.56.52.52 hoặc nhấp vào mục [Tư vấn trực tuyến] để được giải đáp và đặt lịch thăm khám miễn phí.
Địa chỉ: Phòng khám Đa Khoa Nguyễn Trãi – số 52 Nguyễn Trãi – Thanh Xuân – Hà Nội. Phòng khám làm việc từ 7h30 – 20h tất cả các ngày trong tuần, kể cả ngày lễ Tết giúp người bệnh chủ động lựa chọn thời gian thăm khám và điều trị bệnh.