THỜI GIAN LÀM VIỆC: 8H - 20H : Tất cả các ngày trong tuần, kể cả ngày nghỉ lễ
phong-kham-nam-hoc-ha-noi-52-nguyen-trai

Hình ảnh bệnh trĩ ngoại

mang-xa-hoi

Các bác sỹ cho biết, hình ảnh bệnh trĩ ngoại rất dễ nhận biết bằng mắt thường bởi triệu chứng điển hình của bệnh là sự xuất hiện của búi trĩ lòi ra bên ngoài ống hậu môn. Trong trường hợp trĩ ngoại được can thiệp điều trị chậm trễ, điều trị sai cách, bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.

Bệnh trĩ ngoại là gì?

Bệnh trĩ xảy ra do tình trạng căng và sưng phồng lên ở các tĩnh mạch vùng hậu môn – trực tràng. Trĩ ngoại là một dạng của bệnh trĩ. Ngoài trĩ ngoại, bệnh trĩ còn có trĩ nội và trĩ hỗn hợp. Chúng được phân biệt dựa trên vị trí các tĩnh mạch bị căng và sưng phồng. Cụ thể, với trĩ ngoại, các tĩnh mạch căng sưng phồng nằm ở phía dưới đường lược. Nếu người bệnh chủ quan không điều trị hoặc không điều trị dứt điểm có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như viêm nhiễm hậu môn, thiếu máu, giảm ham muốn tình dục, suy giảm trí nhớ, thậm chí là ung thư hậu môn – trực tràng.

Hình ảnh bệnh trĩ ngoại

Các bác sỹ cho biết, hình ảnh bệnh trĩ ngoại thường dễ nhận biết hơn trĩ nội vì ngay từ thời điểm mắc bệnh, các búi trĩ đã lòi ngay ra ở hậu môn. Bệnh trĩ ngoại được chia làm 4 loại là: Trĩ ngoại tụ máu, trĩ ngoại do viêm nhiễm, trĩ ngoại tĩnh mạch căng phồng và trĩ ngoại do mô liên kết.

  • Hình ảnh trĩ ngoại tụ máu: Các búi trĩ ngoại bị tụ máu thường có màu tím, hình tròn hoặc elip nhỏ. Khi lấy tay sờ vào sẽ thấy hơi cứng. Vì búi trĩ xuất hiện ngay ở cửa hậu môn nên sẽ gây cảm giác vướng cộm, thường gây đau nhức khi búi trĩ bị cọ xát mạnh cho người bệnh.
  • Hình ảnh trĩ ngoại do viêm nhiễm: Nếu trĩ ngoại do viêm nhiễm, người bệnh sẽ thấy búi trĩ chảy nhiều nước, búi trĩ sưng đỏ. Người bệnh bị ngứa ở lỗ hậu môn, khi đi đại tiện hoặc vận động mạnh sẽ xuất hiện cảm giác đau rát.
  • Hình ảnh trĩ ngoại tĩnh mạch căng phồng: Hình ảnh trĩ ngoại tĩnh mạch căng phồng là búi trĩ màu tím thẫm, căng phồng to. Người bệnh không chỉ cảm thấy đau khi đi đại tiện mà ở bất cứ hoạt động gì cũng cảm thấy đau.
  • Hình ảnh trĩ ngoại do mô liên kết: Hình ảnh của loại trĩ ngoại này là các nếp da ở rìa hậu môn bị sưng, ở giữa sẽ bị lẫn phân và dịch nhầy, bề mặt búi trĩ có màu đỏ sẫm và bị nhão. Búi trĩ thường gây đau nhiều khi đi đại tiện hoặc ngồi lâu trong một thời gian dài.
  • Ngoài hình ảnh về búi trĩ, bệnh trĩ ngoại cũng có thể dẫn đến các hình ảnh đi ngoài ra máu tươi: Đi ngoài ra máu tươi thường là biểu hiện đầu tiên của người mắc bệnh trĩ. Người bệnh có thể thấy máu bám ở phân hoặc dính ở giấy vệ sinh.

hinh-anh-benh-tri-ngoai

>> Triệu chứng trĩ ngoại

>> Điều trị trĩ theo phương pháp dân gian

Nguyên nhân gây bệnh trĩ ngoại

  • Táo bón mạn tính: Táo bón mạn tính thuộc một trong những nguyên nhân gây nên bệnh trĩ ngoại. Khi người bệnh bị táo bón, tình trạng buộc họ phải dùng hết sức để rặn cho phân được đẩy ra ngoài. Sự gắng sức này vô tình làm các tĩnh mạch hậu môn căng giãn, tình trạng lặp đi lặp lại lại nhiều lần là nguyên nhân gây ra bệnh trĩ ngoại.
  • Chế độ ăn uống phản khoa học gây bệnh trĩ ngoại: Sử dụng thường xuyên các đồ cay nóng (ớt, tiêu…), thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, thích uống các loại nước có chất kích thích (cà phê, rượu, bia…) nhưng lại ăn ít rau xanh, hoa quả có thể dẫn đến bệnh trĩ ngoại.
  • Thói quen đại tiện không tốt: Bệnh trĩ ngoại có thể xảy ra do thói quen nhịn đại tiện một cách thường xuyên, vừa đi đại tiện vừa xem phim, chơi game…
  • Một số nguyên nhân khác: Phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai, người bị viêm trực tràng mạn tính, người bị béo phì… có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ ngoại.

Việc can thiệp điều trị trĩ ngoại cần dựa trên sự thăm khám để chẩn đoán bệnh một cách chắc chắn, dựa trên mức độ triệu chứng cùng tình trạng thể chất mà có những chỉ định điều trị thích hợp. Các bạn có thể tham khảo các biện pháp điều trị bệnh trĩ dưới đây để điều trị phù hợp với tình trạng bệnh của mình.

  • Can thiệp nội khoa:

Là phương pháp sử dụng thuốc để điều trị trĩ ngoại, được áp dụng trong trường hợp trĩ ngoại ở giai đoạn mới chớm, mức độ bệnh chưa đến mức nghiêm trọng. Loại thuốc được chỉ định là các loại thuốc Tây y chuyên khoa đặc hiệu dưới dạng bôi hoặc đặt hậu môn kết hợp với thuốc uống có tác dụng giảm đau, kháng khuẩn, chống viêm nhanh chóng, ngăn cản sự phát triển của bệnh.

Cùng với đó, các bác sỹ sẽ chỉ định điều trị kết hợp trĩ ngoại với thuốc Đông y dạng uống. Thuốc Đông Y khi vào cơ thể có tác dụng rất tốt trong việc điều hòa thẩm thấu và tăng cường độ bền của thành tĩnh mạch hậu môn, giúp người bệnh giảm phù nề, giảm sưng đau do các búi trĩ gây nên, hỗ trợ co búi trĩ trong thời gian ngắn.

  • Can thiệp ngoại khoa: Nếu trĩ ngoại ở mức độ nghiêm trọng và biện pháp can thiệp nội khoa không cho thấy hiệu quả, các bác sỹ cần phải tiến hành can thiệp bằng phương pháp ngoại khoa. Với trĩ ngoại, phẫu thuật cắt búi trĩ là phương pháp điều trị ngoại khoa phổ biến.

Lưu ý:

  • Người bệnh nên kết hợp với việc xây dựng chế độ ăn uống ưu tiên các loại thực phẩm nhiều chất xơ, nhuận tràng, uống nhiều nước
  • Kiêng khem các thực phẩm không nên ăn khi bị bệnh trĩ, bao gồm thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, chứa nhiều muối, thực phẩm cay nóng, thực phẩm chứa chất kích thích.
  • Cần vận động nhẹ nhàng, tránh nhịn đại tiện, tạo thói quen đi đại tiện đúng giờ, vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn mỗi ngày. Ngay khi nghi ngờ bị trĩ ngoại cần đến ngay cơ sở y tế để can thiệp điều trị sớm.

Trên đây là kiến thức chia sẻ về bệnh trĩ ngoại, mọi thắc mắc cần được tư vấn người bệnh có thể liên hệ về đường dây nóng 016.5656.5252 – 024.3399.5252 hoặc [TƯ VẤN ONLINE] để được giải đáp thắc mắc trực tiếp từ bác sĩ chuyên khoa tại phòng khám.

BÀI VIẾT KHÁC

Đặt hẹn khám bệnh
Quy trình khám bệnh Bài viết mới nhất Bài viết xem nhiều
hỗ trợ trực tuyến
hot line : 03.56.56.52.52
ĐẶT LỊCH HẸN ONLINE
share-mang-xa-hoi
close

Nhập số điện thoại của Bạn