Người bị viêm đường tiết niệu nên ăn gì luôn là câu hỏi của nhiều người và hi vọng bài viết sẽ là một thông tin hữu ích cho những ai mắc căn bệnh này.
Viêm đường tiết niệu thường xảy ra do vi khuẩn chủ yếu là vi khuẩn E.coli xâm nhập và phát triển. Thông thường chúng ta thấy bệnh thường gặp ở nữ nhiều hơn nam, độ tuổi nào cũng có nguy cơ mắc bệnh. Khi chuẩn đoán là viêm đường tiết niệu cần điều trị kịp thời để tránh các biến chứng không mong muốn. Song song với việc điều trị, có một số món ăn bổ dưỡng có thể giúp chữa bệnh này hiệu quả
>> Xem thêm :
- chữa viêm đường tiết niệu tại nhà
- viêm đường tiết niệu ở trẻ em
- viêm đường tiết niệu khi mang thai có nguy hiểm không
Viêm đường tiết niệu nên ăn gì?
Viêm đường tiết niệu gây ra triệu chứng tiểu buốt, tiểu dắt, tiểu ra máu và đau bụng dưới dữ dội. Bệnh do vi khuẩn E.Coli trong đường ruột gây ra.
Tuy rất khó khăn và mệt mỏi, nhưng cũng đừng quên bổ sung các loại thực phẩm sau.
- Nước râu ngô
Nguyên liệu:
Râu ngô 50g
Lá mã đề 30g
Đường trắng 20g
Lá mã đề và râu ngô rửa sạch và cho vào nồi đun sôi thật kỹ, sau đó cho đường vào quấy đều. Nước được chia làm ba lần trong ngày, uống lúc đói. Uống liền trong ba ngày.
- Nước rau dền cơm
Nguyên liệu:
Rau dền cơm 50g (nếu khô thì 20g)
Lá mã đề 30g (khô 15g)
Cam thảo đất 10g (khô 5g)
Nếu dùng lá tươi thì rửa sạch và giã nhỏ lọc bằng nước đun sôi để nguội, lấy nước đặc chia làm hai lần/ngày để uống và uống liền trong ba ngày. Khi sử dụng lá khô thì đun lấy nước đặc và chia uống ba lần/ngày và uống liền trong ba ngày.
Nước dứa
Nguyên liệu:
Dứa xanh 1 quả
Đường phèn 10g
Dứa xanh chọn quả gần chín, nướng trên lửa khoảng một-hai phút, sau đó lau sạch và ép lấy nước và cho đường phèn vào quấy đều. Uống ba lần trong ngày và uống liền ba ngày.
- Cháo chim sẻ
Nguyên liệu:
Chim sẻ 5 con
Gạo nếp 100g
Hành tươi 20g
Bột gia vị vừa đủ
Chế biến chim sẻ bằng cách làm sạch và bỏ nội tạng, ướp gia vị khoảng 30 phút. Hành rửa sạch và thái nhỏ, gạo nếp cho vào nồi thêm nước ninh thật nhừ, sau đó cho chim sẻ vào linh tiếp. Khi cháo chín cho tiếp gia vị và hành vào, chia hai lần ăn trong ngày. Nên ăn liền ba ngày liên tiếp.
- Uống nhiều nước
Uống 2-3 lít nước mỗi ngày để kích thích bàng quang hoạt động tốt, thúc đẩy quá trình bài tiết, tăng khả năng thanh lọc chất độc và vi khuẩn trong người ra bên ngoài.
- Thực phẩm giàu Vitamin C và rau xanh
Các loại trái cây tươi cung cấp nhiều Vitamin C như: cam, chanh, ổi, sơ ri, kiwi, không chỉ tăng sức đề kháng cho cơ thể, mà còn có tác dụng chống nhiễm trùng đường tiết niệu trong suốt quá trình điều trị.
“Thực phẩm xanh” là nguồn cung cấp dinh dưỡng và Vitamin dồi dào
Vitamin C còn được biết tới với khả năng tạo nên hệ miễn dịch cực tốt cho cơ thể, đặc biệt đối với bệnh nhân viêm đường tiết niệu.
Cùng với trái cây tươi, thì rau xanh sẫm màu như: bó xôi, rau cải xanh,… cũng là lựa chọn hàng đầu cho bệnh nhân viêm đường tiết niệu.
- Các loại trà
Viêm đường tiết niệu nên ăn gì khi nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn khiến nhiễm trùng? Hãy dùng ngay các loại trà tươi, trà thảo mộc, trà bạc hà,..để sát khuẩn và làm sạch đường tiết niệu. Đồng thời giúp đường tiểu hoạt động dễ dàng hơn.
Trà giúp cơ thể thanh lọc độc tố và xoa dịu cảm giác khó chịu
- Sữa chua
Lợi khuẩn có trong sữa chua chính là yếu tố “đắt giá” nhất cho loại thực phẩm này. Dùng sữa chua không chỉ giúp cơ thể có sức đề kháng và hệ miễn dịch tốt, mà còn khiến tiêu hóa hoạt động tốt hơn, hấp thụ các chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Ở nữ, sữa chua còn có lợi trong việc cân bằng độ pH trong âm đạo và giúp âm đạo không bị khô rát, dễ nhiễm trùng.
Viêm đường tiết niệu kiêng ăn gì
Không nằm trong số những đồ ăn được khuyến nghị với người bệnh viêm đường tiết niệu, chị em khi mắc bệnh và trong thời gian điều trị cần tránh các thực phẩm sau đây :
Đồ hải sản chứa nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể nhưng không phù hợp với những người bị viêm đường tiết niệu. Nếu ăn nhiều khiến cho vùng kín của bệnh nhân ngứa ngáy, ẩm ướt khó chịu và việc điều trị trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Bởi vậy đồ hải sản được chọn làm món ăn cần phải kiêng khi điều trị bệnh viêm đường tiết niệu.
Đồ ăn cay nóng, nhiều đường, dầu mỡ. Bởi đây là các tác nhân tạo điều kiện cho vi khuẩn có khả năng sinh sôi mạnh mẽ. Ngoài ra những thực phẩm này sẽ làm tăng nhiệt độ cơ thể khiến hậu môn và niên đạo tăng tiết dịch gây ra ngứa rát.
Các đồ ăn chế biến sẵn, đồ ăn nhanh, giàu chất béo không lành mạnh cũng cần phải được giảm thiểu tối đa. Các sản phẩm như mỡ động vật, socola, bơ, bánh kẹo,…cần tránh xa.
Những đồ uống có chất kích thích như nước chè, café, đồ uống có chứa cồn, ga,… đều cần loại bỏ trong thời gian này.
Thay vì bỏ lượng muối thật nhiều trong chế biến món ăn, hãy tối giản đi lượng muối. Sữa, socola, bánh kẹo ngọt cũng cần phải hạn chế.
Bên cạnh việc điều trị viêm đường tiết niệu bằng thuốc kháng sinh hay bằng những phương pháp khác thì bệnh nhân cũng nên thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý và khoa học với các thực phẩm kể trên. Việc làm này giúp quá trình điều trị sẽ diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn rất nhiều.
“Viêm đường tiết niệu nên ăn gì?” – hy vọng với những chia sẻ bổ ích từ các bác sĩ tại Phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi sẽ giúp bệnh nhân lựa chọn được thực phẩm tốt cho sức khỏe của mình. Nếu có bất cứ điều gì thắc mắc, hãy liên hệ ngay với các bác sĩ đang trực tuyến tại phòng khám để được tư vấn miễn phí, chia sẻ và giải đáp những khó khăn của bạn.