Viêm đường tiết niệu thường biểu hiện với các triệu chứng lâm sàng rầm rộ làm cho bệnh nhân rất lo lắng và khó chịu:
- Khi đi tiểu rất buốt ở vùng sinh dục.
- Tiểu nhiều lần mà mỗi lần đi tiểu rất ít nước tiểu, tiểu xong vẫn có cảm giác mót đi tiểu, thường gọi là tiểu dắt.
- Nước tiểu thường có màu hồng ở giai đoạn viêm đường tiết niệu cấp do đái ra hồng cầu, bạch cầu.
Nguyên nhân viêm đường tiết niệu có nhiều loại : Do lậu cầu, do giang mai, do lao, do vi khuẩn Ecoli,do sỏi tiết niệu. Tùy từng nguyên nhân gây bệnh mà có những phương pháp điều trị khác nhau cho đặc hiệu.
Vậy bị viêm đường tiết niệu uống thuốc gì? Lâu nay kháng sinh vẫn được sử dụng đầu tiên để điều trị trong các trường hợp viêm đường tiết niệu. Tuy nhiên loại thuốc và liều lượng sử dụng phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của người bệnh và loại vi khuẩn được tìm thấy trong nước tiểu.
>> Xem thêm :
- điều trị viêm đường tiết niệu tại nhà
- viêm đường tiết niệu ở phụ nữ mang thai
- viêm đường tiết niệu khi mang thai có nguy hiểm không
Viêm đường tiết niệu ở mức độ nhẹ
Người bị viêm đường tiết niệu ở mức độ nhẹ có thể được kê đơn một số loại thuốc sau:
- Trimethoprim / sulfamethoxazole
- Fosfomycin (Monurol)
- Nitrofurantoin (Macrodantin, Macrobid)
- Ciprofloxacin (Cipro)
- Levofloxacin (levaquin)
- Cephalexin (KEFLEX)
- Ceftriaxone (Rocephin)
- Azithromycin (Zithromax, Zmax)
- Doxycycline (Monodox, Vibramycin)
Thông thường các triệu chứng của bệnh sẽ thuyên giảm dần và biến mất trong vòng một vài ngày sau điều trị. Tuy nhiên cũng có một số người bệnh cần sử dụng thuốc trong một tuần hoặc nhiều hơn.
Với viêm đường tiết niệu không biến chứng xảy ra ở những người khỏe mạnh, bác sĩ có thể chỉ định điều trị bằng thuốc kháng sinh từ 1 – 3 ngày. Tuy nhiên cần lưu ý là việc sử dụng thuốc trong bao lâu còn phụ thuộc vào triệu chứng cụ thể và tiền sử bệnh tật.
Ngoài ra bác sĩ cũng có thể kê đơn thuốc giảm đau gây tê bàng quang và niệu đạo để giảm bớt đau rát khi đi tiểu. Tuy nhiên tình trạng này sẽ giảm dần ngay sau khi người bệnh sử dụng thuốc kháng sinh. Một tác dụng phụ thường gặp của thuốc giảm đau đường tiết niệu là nước tiểu bị đổi màu – cam hoặc đỏ.
Viêm đường tiết niệu tái phát thường xuyên
Với những trường hợp bị viêm đường tiết niệu thường xuyên tái phát, bác sĩ có thể đưa ra khuyến cáo điều trị nhất định, chẳng hạn như:
- Sử dụng kháng sinh liều thấp, ban đầu trong 6 tháng hoặc lâu hơn.
- Sử dụng kháng sinh sau khi quan hệ tình dục nếu viêm đường tiết niệu có liên quan đến quan hệ tình dục.
- Liệu pháp hormone nếu người bệnh là phụ nữ đã mãn kinh.
Viêm đường tiết niệu mức độ nặng
- Bệnh nhân viêm đường tiết niệu nghiêm trọng có thể sẽ phải điều trị bằng thuốc kháng sinh tiêm tĩnh mạch.
- Ngoài việc điều trị bằng thuốc, người bệnh viêm đường tiết niệu có thể áp dụng một số biện pháp sau để giảm bớt các triệu chứng khó chịu:
- Uống nhiều nước: nước giúp làm loãng nước tiểu và loại bỏ bớt vi khuẩn ra khỏi cơ thể.
- Tránh các loại đồ uống gây kích thích bàng quang: không nên sử dụng cà phê, rượu, nước giải khát có chứa caffein và nước trái cây họ cam quýt cho đến khi tình trạng viêm đường tiết niệu đã được điều trị. Những loại thuốc này có thể gây kích thích bàng quang và khiến người bệnh muốn đi tiểu nhiều hơn.
- Sử dụng một miếng chườm nóng trên bụng để giảm bớt áp lực ở bàng quang gây khó chịu.
Các thông tin về viêm đường tiết niệu uống thuốc gì trong bài chỉ mang tính chất tham khảo. Để được tư vấn chi tiết, xin vui lòng liên hệ theo số điện thoại 03.56.56.52.52 Để được các bác sỹ chuyên khoa Phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi tư vấn giúp bạn