THỜI GIAN LÀM VIỆC: 8H - 20H : Tất cả các ngày trong tuần, kể cả ngày nghỉ lễ
phong-kham-nam-hoc-ha-noi-52-nguyen-trai

Lịch khám thai 3 tháng cuối mẹ bầu cần lưu ý

mang-xa-hoi

Đối với các bà bầu thì lịch khám thai 3 tháng cuối rất quan trọng, bởi đây là thời điểm thai phụ chuẩn bị chuyển dạ. Các chuyên gia khẳng định, chị em cần thực hiện thăm khám đầy đủ ở giai đoạn 3 tháng cuối của thai kỳ để tránh những hậu quả có thể gây ảnh hưởng cho mẹ và bé.

Mục đích của việc khám thai ba tháng cuối

Các bác sĩ chuyên sản phụ khoa cho biết, khám thai định kỳ là việc làm vô cùng cần thiết trong suốt quá trình mang thai, đặc biệt là ở ba tháng cuối thai kỳ đối với tất cả các thai phụ vì những lý do sau:

  • Các mẹ có thể nắm rõ tình hình phát triển của thai nhi ở suốt 36 tuần thai kỳ thông qua các lần khám thai, bao gồm cả sức khỏe của cả thai phụ.
  • Thai phụ sẽ được bác sĩ tư vấn kĩ lưỡng về chế độ dinh dưỡng phù hợp hay những điều cần tránh khi mang thai để giúp các mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh.
  • Giúp các bác sĩ có thể tính chính xác thời gian thai phụ sinh nở thông qua các kết quả, cũng như dõi sức khỏe cho mẹ và bé.

Bà bầu ba tháng cuối có nên đi khám thai thường xuyên không?

Nhiều chị em thường hỏi về lịch khám thai những tháng cuối và có nên thăm khám thường xuyên không? Các bác sĩ cho biết, trong tam cá nguyệt thứ ba, sẽ có tình trạng thai phụ tăng cân nhanh, cũng như sẽ trải qua nhiều thay đổi toàn diện về cả thể chất và tâm lý. Chính vì vậy, việc thăm khám thai theo đúng lịch đã được bác sĩ chỉ định là rất cần thiết.

Đặc biệt, khi chị em bước vào giai đoạn bầu ba tháng cuối thì cần phải đi khám thai nhiều lần hơn, đồng nghĩa với khoảng cách giữa các lần khám thai lúc này thường gần nhau hơn.

Lý do là bởi trong tam cá nguyệt thứ ba, ngày dự sinh ngày đến gần là khoảng thời gian mà mẹ có thể cảm nhận được những dấu hiệu chuyển dạ sinh bé. Do đó, bác sĩ càng cần phải tiến hành kiểm tra tim thai thường xuyên để bảo đảm em bé luôn trong tình trạng khỏe mạnh trước khi chào đời.

Đối với những dấu hiệu bất thường có thể xảy ra ở những tháng cuối như ra huyết, chảy dịch nước âm đạo, đau trằn bụng dưới hay đặc biệt là thai máy bất thường… có thể là dấu hiệu sinh sớm nên các mẹ cần phải chủ động kiểm tra thường xuyên hơn và xử trí kịp thời tránh gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

Lịch khám thai 3 tháng cuối

Lịch khám thai 3 tháng cuối có gì khác?

Đối với lịch siêu âm thai 3 tháng cuối, các mẹ cần lưu ý thực hiện các công việc như sau:

  • Các mẹ cần khám thai đều đặn 2 tuần một lần, trong khoảng từ tuần thai thứ 30, từ tuần thai thứ 36 thì mỗi tuần 1 lần.
  • Thai phụ cần phải thực hiện cân, đo huyết áp, theo dõi phù chân trong mỗi lần khám thai, đồng thời ghi nhận cử động thai.
  • Thử nước tiểu mỗi lần khám thai để bác sĩ có thể kịp thời phát hiện sớm các bệnh lý tiền sản giật hay những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
  • Bác sĩ sẽ tiến hành đo bề cao tử cung và nghe tim thai, cũng như thăm khám cổ tử cung để đánh giá độ dài, độ mở của cổ tử cung của thai phụ để kịp thời chẩn đoán chính xác về thời gian sinh nở và điều trị sớm dọa sinh non.
  • Thực hiện siêu âm để đánh giá sự phát triển của thai nhi và những bất thường có thể xảy ra ở những tháng cuối, tiến hành đo lượng nước ối và xác định vị trí bánh nhau thai cùng độ trưởng thành bánh nhau.
  • Từ 35 tuần trở đi, các mẹ cần chú ý đến thời gian khám mỗi lần thăm khám sẽ tăng lên do bác sĩ cần phải tiến hành đo biểu đồ tim thai và những cơn gò.
  • Nếu trong thời gian mang thai, các mẹ chưa được xét nghiệm máu tổng quát thì ở đến giai đoạn này sẽ bắt buộc phải xét nghiệm máu tầm soát bệnh tật như: HIV, viêm gan siêu vi B, giang mai…

Khám thai 3 tháng cuối giúp phát hiện được những bất thường gì?

Tuân thủ đúng lịch khám thai 3 tháng cuối giúp mẹ kịp thời phát hiện những trường hợp bất lợi cho việc sinh nở. Một số vấn đề có thể xảy ra trong những tháng cuối như:

  • Ngôi thai ngược

Thông thường, đến khoảng thời gian ở tuần thứ 36, thai nhi sẽ bắt đầu quay đầu xuống dưới để tạp điều kiện cho quá trình sinh nở diễn ra dễ dàng hơn. Đây được gọi là là ngôi thai thuận để vượt cạn nhanh chóng.

Tuy nhiên, theo thống kê từ tổ chức ý tế thì có khoảng 3 – 4% trường hợp thai nhi vẫn ngôi mông hoặc nằm ngang tử cung, tình trạng này được gọi là ngôi thai ngược khiến mẹ bầu lo lắng cho việc sinh thường. Việc thăm khám thai ở cuối chu kỳ sẽ giúp bác sĩ và thai phụ chọn cách sinh con phù hợp nhất để an toàn nhất cho cả thai phụ và thai nhi.

  • Giảm nguy cơ sinh non

Trước tuần 36, nếu em bé chào đời thì được gọi là sinh non. Bất cứ bà mẹ nào cũng có thể gặp phải tình cảnh này do nhiều nguyên nhân khác nhau. Những biểu hiện mẹ bầu có thể gặp phải là: Cơn co thắt thường xuyên ở vùng bụng, xương chậu, xuất hiện nhớt hồng âm đạo, rò rỉ nước ối, cảm giác đau lưng hay bị tiêu chảy…

  • Nguy cơ tiền sản giật

Thăm khám thai nhi ở 3 tháng cưới cũng giúp mẹ đầu phát hiện nguy cơ tiền sản giật. Lúc này các mẹ bầu cần làm theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để giúp đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con.

Các bác sĩ khuyên rằng, mẹ bầu nên hạn chế các hoạt động vận động thể lực, nghỉ ngơi tốt nhất, cũng như theo dõi huyết áp, thực hiện xét nghiệm nước tiểu và siêu âm theo đúng lịch trình.

  • Con chậm tăng trưởng

Có một số trường hợp đến 3 tháng cuối của thai kỳ, trọng lượng thai nhi quá nhỏ hay bị suy dinh dưỡng. Việc thăm khám sẽ giúp các bác sĩ nắm rõ tình, từ đó giúp các mẹ thay đổi chế độ dinh dưỡng để cải thiện cân nặng cho bé trong các tuần thai cuối của thai kỳ.

Lưu ý thai 3 tháng cuối

Lịch khám thai 3 tháng cuối thai phụ cần tuân thủ

  • Khám thai ở tuần 28 – 32 tuần tuổi

+ Đo chiều cao tử cung, vòng bụng và nghe tim thai.

+ Tiêm vắc-xin ngừa uốn ván cho mẹ để phòng ngừa bệnh uốn ván rốn cho thai nhi.

+ Thực hiện xét nghiệm nước tiểu để có thể phát hiện và điều trị những bệnh lý có liên quan.

+ Siêu âm thai nhi để xác định ngôi thai, đánh giá nguy cơ sinh non, vị trí nhau bám và độ trưởng thành của bánh nhau

+ Ước lượng cân thai thông qua các chỉ số đo được.

  • Khi thai nhi 32 – 36 tuần tuổi

+ Tiếp tục tiến hành đo chiều cao tử cung, vòng bụng cũng như nghe tim thai.

+ Kiểm tra cổ tử cung để phát hiện các dấu hiệu chuyển dạ sinh non.

+ Xét nghiệm nước tiểu để phát hiện và chữa trị những bệnh lý có nguy cơ ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi.

+ Thực hiện các bước siêu âm, siêu âm màu theo đúng chỉ định của bác sĩ.

+ Tuy trường hợp có thể tiến hành xét nghiệm Non-Stress-Test (NST) nhằm kiểm tra sức khỏe thai nhi có thuận lợi việc sinh nở hay không.

  • Khám thai ở tuần thứ 36 – 39: Được thực hiện giống như trên.
  • Thai nhi sau 39 tuần tuổi: khám 3 ngày/ lần

Thực hiện đúng lịch trình khám thai 3 tháng cuối nhằm mục đích tìm dấu hiệu chuyển dạ của các mẹ bầu ở tháng cuối thai kỳ.

Các bác sĩ sẽ cân nhắc khả năng bà bầu có thể sinh thường được hay phải tiến hành sinh mổ. Nếu chưa có cơn chuyển dạ, bác sĩ sẽ tư vấn và cân nhắc có nên tiếp tục thai kỳ hay thực hiện phẫu thuật đối với những trường hợp thai quá ngày dự sinh.

Các trình tự khám thai và các xét nghiệm lúc này tương tự như giai đoạn thai nhi từ 36-39 tuần tuổi. Bên cạnh đó, thai phụ cần được kiểm tra thêm khung chậu bằng cách khám trong và chụp X-quang.

Tiếp theo là tiến hành siêu âm màu khi thai từ 40 tuần trở lên với mục đích kiểm tra nước ối, cũng như tình trạng sức khỏe của thai nhi.

>>> Xem thêm: Thai nhi nằm bên phải là trai hay gái?

Khám thai 3 tháng cuối cần lưu ý những gì?

Nắm rõ lịch khám thai 3 tháng cuối, các mẹ cần lưu ý đến những vấn đề về sự phát triển của thai nhi cũng như nước ối, biểu hiện của tiểu đường thai kỳ, cao huyết áp, ngôi thai ngược,… Đây đều là những nguy cơ tiềm ẩn má bất cứ mẹ bầu nào cũng có thể gặp phải trong 3 tháng cuối.

Chính vì điều đó mà việc tuân thủ lịch siêu âm 3 tháng cuối rất quan trọng, nhất là với người có vấn đề về sức khỏe trong thai kỳ. Ngoài ra, bác sĩ lưu ý rằng các mẹ bầu cần có những buổi khám thai theo lịch hẹn trước của bác sĩ.

Khi có dấu hiệu bất thường, các mẹ bầu cần nhanh chóng đến cơ sở y tế chuyên khoa để kiểm tra, thực hiện biện pháp xử lý để tránh biến chứng nguy hiểm xảy ra.

Các triệu chứng nguy hiểm như:

  • Chị em thấy hiện tượng ra máu âm đạo, cộng với những cơn co thắt xuất hiện liên tục.
  • Cử động thai nhi bất thường.
  • Xuất hiện tình trạng co giật trong giai đoạn cuối thai kỳ có thể là dấu hiệu sinh non.
  • Tình trạng sưng phù nề xảy ra: Đây là tình trạng khá phổ biến ở chị em trong thời gian mang thai. Thế nhưng nếu tình trạng sưng phù nghiêm trọng hơn thì các mẹ bầu cần lập tức đến bệnh viện kiểm tra ngay. Hiện tượng sưng phù còn có thể coi là một trong những triệu chứng của tiền sản giật, chính là biến chứng nguy hiểm nhất cho cả thai phụ và thai nhi.

Các chuyên gia sản phụ khoa nhấn mạnh, việc nắm rõ lịch khám thai 3 tháng cuối và các vấn đề liên quan là điều quan trọng mà mỗi bà mẹ nên làm. Được sự hướng dẫn và tư vấn của bác sĩ cũng như tuân thủ đúng lịch thăm khám trong suốt thai kỳ sẽ giúp các mẹ nhằm đảm bảo mẹ tròn con vuông trong cuộc vượt cạn sắp tới.

Hãy tới cơ sở y tế uy tín để được kiểm tra cũng như thực hiện những biện pháp phòng tránh nguy cơ ngay khi có những dấu hiệu bất thường xảy ra đối với tất cả các thai phụ.

BÀI VIẾT KHÁC

siêu âm 2 ngày liên tiếp có sao không

Siêu âm 2 ngày liên tiếp có sao không?

Siêu âm 2 ngày liên tiếp có sao không?...

thai 38 tuần nặng bao nhiêu

Thai 38 tuần nặng bao nhiêu kg là hợp lý?

Thai 38 tuần nặng bao nhiêu kg là thắc...

Siêu âm thai có cần nhịn ăn không

Siêu âm thai có cần nhịn ăn không?

Siêu âm thai là một việc làm vô cùng...

thai nhi nằm bên phải là trai hay gái

Thai nhi nằm bên phải là trai hay gái?

Thai nhi nằm bên phải là trai hay gái là...

hình ảnh siêu âm thai đôi 4 tuần

Hình ảnh siêu âm thai đôi 4 tuần tuổi

Hình ảnh siêu âm thai đôi 4 tuần trông...

khám thai tuần 32

Khám thai tuần thứ 32 – Mốc khám thai quan trọng

Khám thai tuần 32 là một trong những...

Đặt hẹn khám bệnh
Quy trình khám bệnh Bài viết mới nhất Bài viết xem nhiều
hỗ trợ trực tuyến
hot line : 03.56.56.52.52
ĐẶT LỊCH HẸN ONLINE
share-mang-xa-hoi
close

Nhập số điện thoại của Bạn