Thai 38 tuần nặng bao nhiêu kg là thắc mắc của nhiều mẹ bầu. Liệu chỉ số cân nặng như vậy đã đạt chuẩn hay chưa? Thời gian này cũng là lúc mà bé chuẩn bị chào đời, vậy mẹ sẽ cần lưu ý những điểm gì? Hãy cũng tham khảo nội dung dưới đây để có được câu trả lời.
1. Trung bình thai nhi 38 tuần nặng bao nhiêu cân?
Khi bé được 38 tuần tuổi thì hầu hết các bộ phận trong cơ thể đã phát triển hoàn thiện. Hai lá phổi của bé đã có thể thực hiện đúng chắc năng của mình, hệ tiêu hóa, gan, thận cũng bắt đầu có thể bài tiết, đào thải một số chất. Chân tay của bé cũng đã được phát triển hoàn thiện.
Thời kỳ này mẹ có thể sẽ cảm thấy việc đi lại trở nên nặng nề hơn do cân nặng của bé tăng lên rõ rệt theo từng ngày, từng tuần một. Theo một số thống kê khoa học bé được 38 tuần tuổi sẽ có cân nặng từ 2.8 đến 3.1 kg. Bên cạnh đó kích cỡ chiều dài cơ thể bé tính từ phần đỉnh đầu tới gót chân rơi vào khoảng 48 đến 50 cm.
Đây được coi là chỉ tiêu về cân nặng trung bình của bé ở 38 tuần tuổi. Tuy nhiên cũng có những trường hợp bé sẽ nhẹ hơn hoặc nặng hơn so với mức cân nặng trên. Bởi lẽ cân nặng của bé sẽ còn bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau như di truyền, thể trạng cũng như chế độ dinh dưỡng của mẹ.
2. Chế độ dinh dưỡng cho mẹ trong tuần thứ 38
Một số mẹ bầu ăn uống được, các dưỡng chất, vitamin được bổ sung đầy đủ hỗ trợ bé hấp thu và phát triển sẽ khiến cho cân nặng của bé có thể đạt tới khoảng 3.5kg. Còn ngược lại nếu mẹ kén ăn, chất dinh dưỡng hấp thụ vào cơ thể không đủ có thể khiến trẻ bị thiếu dưỡng chất, cân nặng ở tuần 38 sẽ nhẹ hơn so với thông thường.
Bên cạnh đó việc trẻ nhẹ hơn so với tiêu chuẩn (thường chỉ đạt dưới 3kg) cũng có thể là tín hiệu cho thấy bé gặp phải tình trạng còi xương. Bé gặp phải triệu chứng còi xương có thể sẽ dẫn tới ảnh hưởng xấu cho cả những chức năng khác trong cơ thể. Sau khi ra đời bé có thể chậm phát triển hơn so với các bạn cùng trang lứa.
Chính vì vậy mẹ cần phải quan tâm kỹ càng hơn tới chế độ dinh dưỡng trong suốt thai kỳ. Nhất là trong khoảng tuần thứ 38 mẹ cần áp dụng một số nguyên tắc về dinh dưỡng sau đây để đảm bảo cân nặng cho bé.
– Thay vì 3 bữa chính một ngày thì mẹ có thể chia thành 5 đến 6 bữa nhỏ một ngày. Đặc biệt không nên bỏ bữa, lúc này mẹ không chỉ ăn cho mình mà còn cho cả bé nữa.
– Việc bổ sung các loại đồ ăn giàu canxi như tôm, cua, sò, sữa… sẽ giúp hệ xương của bé phát triển chắc khỏe và cứng cáp hơn, cân nặng cũng sẽ “vừa xinh” so với tiêu chuẩn.
– Các loại thực phẩm giàu protein cũng sẽ hỗ trợ bé yêu phát triển về mặt cân nặng, cơ bắp. Mẹ có thể dễ dàng tìm thấy protein trong thịt, sữa, tinh bột, bánh mì cũng như các loại ngũ cốc nguyên hạt.
– Mỗi ngày mẹ cũng cần phải uống đủ 2 lít nước, nhất là trong thời tiết mùa hè nóng nực cơ thể dễ mất nước. Không chỉ là nước lọc mà mẹ cũng có thể bổ sung lượng nước cho cơ thể thông qua các loại chất lỏng khác như sữa, nước ép trái cây, súp…
Việc bổ sung đủ lượng nước không chỉ giúp cho các chức năng trong cơ thể mẹ được hoạt động ổn định. Thêm vào đó còn giúp cho bé có một môi trường thai kỳ lành mạnh, phát triển đúng bình thường, cân nặng đạt chuẩn.
– Không nên sử dụng các loại thực phẩm tái, chưa chín như sushi, nộm, nem chua…Chúng có thể chứa các vi khuẩn không tốt, làm ảnh hưởng đến sức khỏe, cân nặng của bé.
– Cũng cần tránh các loại đồ ăn chứa quá nhiều dầu mỡ, cay nóng có thể khiến mẹ bị táo bón. Thay vào đó thì nên bổ sung các loai rau (đậu xanh, rau mầm, cà rốt…) và hoa quả (chuối, táo, dâu tây…) để có thêm chất xơ cho cơ thể phòng tránh tình trạng táo bón.
– Chị em không nên chỉ sử dụng một số loại thực phẩm nhất định. Chúng ta cần đa dạng hóa các loại thực phẩm mỗi ngày để tránh phát sinh cảm giác ngán, không muốn ăn. Cũng cần điều tiết lượng dinh dưỡng hấp thụ sao cho vừa đủ, tránh nảy sinh tình huống tăng cân đột ngột không tốt cho cả mẹ và bé.
Nếu được chị em nên tham khảo, nhận tư vấn của chuyên gia dinh dưỡng để có chế độ ăn uống thích hợp nhất giúp cho trẻ phát triển khỏe mạnh, cân nặng đạt được như mong đợi.
3. Những điều mẹ cần lưu ý khi ở tuần thứ 38 của thai kỳ
Mẹ đã biết được thai 38 tuần nặng bao nhiêu kg cũng như chế độ dinh dưỡng sao là phù hợp. Tuy nhiên đây cũng là thời kỳ mà trẻ chuẩn bị chào đời vậy nên mẹ cũng cần lưu ý một số điểm sau:
– Dấu hiệu tiền sản giật
Thai kỳ ở tuần thứ 38 có thể khiến cho mẹ có những triệu chứng như sưng tấy nhẹ ở mắt cá chân, bàn chân. Đây là biểu hiện thông thường không quá đáng lo. Nhưng nếu như dấu hiệu này xuất hiện đột ngột thì có thể là mẹ đang có triệu chứng của tiền sản giật.
Gặp phải tiền sản giật mẹ có thể bị suy thận cấp, thiếu máu, phù phổi…Bé thì có thể bị sinh non hay mắc các vấn đề về tim mạch. Chính vì vậy nếu phát sinh dấu hiệu nghi ngờ là tiền sản giật thì mẹ cần đến ngay cơ sở y tế để bác sĩ có biện pháp can thiệp kịp thời.
– Tranh thủ ngủ
Càng gần tới ngày sinh mẹ bầu sẽ càng cảm thấy hồi hộp, lo lắng thậm chí là khó ngủ vào ban đêm. Chính vì vậy nếu khó ngủ ngủ vào ban đêm mẹ cũng có thể tranh thủ ngủ vào ban ngày để lấy lại sức.
Đây cũng là khoảng thời gian mẹ cần tranh thủ ngủ trước khi có sự xuất hiện của bé. Thời gian dành cho bé sẽ chiếm dụng một phần quỹ thời gian ngủ của mẹ.
– Thực hiện các bài tập nhẹ nhàng
Thời kỳ chuẩn bị sinh nở thì mẹ cũng nên thực hiện các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ chậm, ngồi xổm, thiền định hay yoga. Những bài tập này sẽ hỗ trợ mẹ trong việc chuyển dạ cũng như việc sinh thường sẽ trở nên dễ dàng hơn.
– Luôn ở trong tư thế sẵn sàng cho việc sinh nở
Khi thai được 38 tuần thì mẹ luôn phải ở trong tư thế sẵn sàng “chiến đấu” vì bé có thể “đòi” ra ngoài bất cứ lúc nào. Đừng để tới khi có dấu hiệu chuyển dạ mới bắt đầu chuẩn bị đồ dùng cho việc đẻ. Hãy chuẩn bị từ trước để tới “giờ G” là sẵn sàng tới ngay bệnh viện.
– Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng sao cho phù hợp
Giai đoạn này khi tiến hành khám thai bạn đã có thể nắm được cân nặng của bé. Nếu như bé thiếu hoặc thừa cân so với mức cân nặng trung bình thì mẹ cần phải điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt của bản thân sao cho hợp lý. Điều này sẽ giúp mẹ hỗ trợ hoặc hạn chế được mức độ phát triển của trẻ
Thời kỳ này mẹ có thể gặp tình trạng mệt mỏi, chán ăn vì cơ thể trở nên nặng nề hơn. Nhưng hãy nhớ rằng bạn không chỉ ăn cho mình mà cả cho bé nữa. Nếu bỏ đối bản thân cũng có nghĩa bạn đang bỏ đói bé. Chính vì vậy hãy cố ăn dù chỉ là một chút.
>>> XEM THÊM: Siêu âm thai có cần nhịn ăn không?
4. Trẻ bắt đầu từ tuần thứ 38 sẽ có những thay đổi gì?
Ngoài việc cân nặng của trẻ thay đổi theo ngày, tuần thì bắt đầu từ thời gian này trẻ cũng sẽ có một số thay đổi khác như:
– Thông qua siêu âm mẹ thậm chí có thể quan sát được đôi chân bé xíu xiu của bé. Phần móng chân của trẻ cũng đã bắt đầu mọc và có độ dài bằng với đầu ngón chân.
– Giai đoạn này trẻ cũng đã có những phản xạ về cầm, nắm và thực hiện thường xuyên hơn. Chúng sẽ hỗ trợ bé trong việc cầm, nắm ngón tay mẹ cũng như khi bú sữa.
– Bộ não của trẻ đạt 38 tuần tuổi có một sự phát triển phức tạp. Chúng bắt đầu tạo ra những phần hằn hay còn gọi là nếp nhăn cũng như gia tăng diện tích cho các tế bào thần kinh. Trẻ cũng bắt đầu sử dụng bộ não để tiếp quản các chức năng trong cơ thể như hô hấp, nhịp tim…
– Phổi của bé lúc này đang ở giai đoạn hoàn thiện dần, chúng sẽ ngày càng gia tăng sản xuất các chất có hoạt tính bề mặt. Các chất này hỗ trợ cho túi khí trong phổi bé được hoạt động, không bị xẹp.
Cũng tại đây, các dây thanh âm của bé sẽ được phát triển một cách hoàn chỉnh. Điều này sẽ được thể hiện qua tiếng khóc chào đời của bé. Tiếng khóc đầu đời cũng như là một lời chào tới thế giới của trẻ.
– Trong quá trình nằm trong bụng mẹ thì lớp lông tơ mềm trải khắp cơ thể sẽ giúp ủ ấm cho bé. Tuy nhiên chúng sẽ bắt đầu rụng dần khi bước vào tuần thứ 38 của thai kỳ. Điều này là để chuẩn bị cho việc bé sắp chào đời.
Khi lớp lông này rụng thì trẻ có thể sẽ nuốt phải cùng với nước ối, chất sáp bã nhờn, tế bào da chết…Những thứ này khi trẻ ra đời sẽ được bài tiết ra ngoài dưới dạng phân su. Bố mẹ có thể dễ dàng thấy lớp phân su có màu xanh sẫm khi trẻ thay miếng tã đầu tiên.
– Bên cạnh đó màu sắc của con ngươi của trẻ vẫn chưa hoàn toàn ổn định. Chúng còn có thể thay đổi sau khi trẻ được sinh ra bởi sự tiếp xúc với ánh sáng bên ngoài. Trường hợp phổ biến nhất xảy ra là màu mắt trẻ sẽ trở nên tối và sậm hơn khi vừa mới sinh. Sau khi trẻ được 1 tuổi thì mới có thể biết được chính xác màu mắt của trẻ.
Chắc hẳn rằng các mẹ đã nắm được thai 38 tuần nặng bao nhiêu kg là chuẩn thông qua nội dung bài viết đã đề cập trên đây. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì về sức khỏe sinh sản cần được giải đáp, hãy liên hệ với bác sĩ tại mục TƯ VẤN TRỰC TUYẾN trên website hoặc gọi tới HOTLINE 03.56.56.52.52 để được nhận tư vấn cũng như hỗ trợ nhanh nhất.